Đất xây dựng các loại nhà phục vụ mục đích trồng trọt, chăn nuôi thuộc nhóm đất gì?

Các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, chăn nuôi có đất xây dựng thuộc nhóm đất gì?

Nội dung chính

    Đất xây dựng các loại nhà phục vụ mục đích trồng trọt, chăn nuôi thuộc nhóm đất gì?

    Căn cứ điểm b khoản 7 Điều 4 Nghị định 102/2024/NĐ-CP về quy định chi tiết loại đất trong nhóm đất nông nghiệp như sau:

    Quy định chi tiết loại đất trong nhóm đất nông nghiệp
    ...
    4. Đất nuôi trồng thủy sản là đất sử dụng chuyên vào mục đích nuôi, trồng thủy sản.
    5. Đất chăn nuôi tập trung là đất xây dựng trang trại chăn nuôi tập trung tại khu vực riêng biệt theo quy định của pháp luật về chăn nuôi.
    6. Đất làm muối là đất sử dụng vào mục đích sản xuất muối từ nước biển.
    7. Đất nông nghiệp khác gồm:
    a) Đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm, thực nghiệm;
    b) Đất xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, chăn nuôi kể cả các hình thức trồng trọt, chăn nuôi không trực tiếp trên đất;
    c) Đất xây dựng công trình gắn liền với khu sản xuất nông nghiệp gồm đất xây dựng nhà nghỉ, lán, trại để phục vụ cho người lao động; đất xây dựng công trình để bảo quản nông sản, chứa thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ và các công trình phụ trợ khác.

    Như vậy, đất xây dựng các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, chăn nuôi thuộc nhóm đất nông nghiệp khác.

    Dù không trực tiếp trồng cây hay chăn nuôi trên đất mà thông qua các hình thức hiện đại như nhà kính, thì loại đất này vẫn được coi là đất nông nghiệp.

    Đất xây dựng các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, chăn nuôi thuộc nhóm đất gì?

    Đất xây dựng các loại nhà phục vụ mục đích trồng trọt, chăn nuôi thuộc nhóm đất gì? (Hình từ Internet)

    Diện tích đất nông nghiệp của đồng bào dân tộc thiểu số so với hạn mức giao đất của địa phương ra sao thì được hỗ trợ đất đai?

    Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định 102/2024/NĐ-CP về hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số quy định như sau:

    Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số
    1. Việc hỗ trợ đất đai đối với cá nhân là người dân tộc thiểu số quy định tại khoản 3 Điều 16 Luật Đất đai thực hiện như sau:
    a) Đối với trường hợp không còn đất ở thì được giao đất ở hoặc được chuyển mục đích sử dụng đất từ loại đất khác sang đất ở; người sử dụng đất được miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích trong hạn mức giao đất ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
    Trường hợp thiếu đất ở so với hạn mức giao đất ở thì được chuyển mục đích sử dụng đất từ loại đất khác sang đất ở và được miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích trong hạn mức giao đất ở;
    b) Đối với trường hợp không còn đất nông nghiệp hoặc diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng không đủ 50% diện tích đất so với hạn mức giao đất nông nghiệp của địa phương thì được giao tiếp đất nông nghiệp trong hạn mức.
    ...

    Theo đó, đồng bào dân tộc thiểu số sẽ được hỗ trợ đất đai nếu diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng không đủ 50% hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương thì sẽ được giao bổ sung đất nông nghiệp để đảm bảo diện tích phù hợp trong hạn mức.

    Thời gian người sử dụng đất thỏa thuận để thực hiện tích tụ đất nông nghiệp có được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ không?

    Căn cứ điểm đ khoản 5 Điều 12 Nghị định 102/2024/NĐ-CP về quy định chung về thực hiện thủ tục hành chính như sau:

    Quy định chung về thực hiện thủ tục hành chính
    ...
    4. Căn cứ điều kiện cụ thể tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cơ quan tiếp nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định và quy chế tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ, giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, thời gian thực hiện các bước công việc trong trình tự, thủ tục hành chính về đất đai của từng cơ quan, đơn vị có liên quan; việc thực hiện đồng thời các thủ tục hành chính (nếu có); việc giải quyết liên thông giữa các cơ quan có liên quan theo cơ chế một cửa bảo đảm thời gian theo quy định của pháp luật; công khai các thủ tục hành chính và việc lựa chọn địa điểm nộp hồ sơ bảo đảm tiết kiệm thời gian, chi phí của tổ chức, cá nhân, cơ quan có thẩm quyền trong giải quyết thủ tục hành chính nhưng không quá tổng thời gian thực hiện các thủ tục theo quy định tại Nghị định này.
    5. Thời gian thực hiện thủ tục hành chính quy định tại Nghị định này được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, không bao gồm thời gian giải quyết của các cơ quan sau đây:
    a) Thời gian giải quyết của cơ quan có chức năng quản lý đất đai về xác định giá đất cụ thể theo quy định;
    b) Thời gian giải quyết của cơ quan có thẩm quyền về khoản được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định;
    c) Thời gian giải quyết của cơ quan thuế về xác định đơn giá thuê đất, số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp, miễn, giảm, ghi nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, phí, lệ phí theo quy định;
    d) Thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất;
    đ) Thời gian người sử dụng đất thỏa thuận để thực hiện tích tụ đất nông nghiệp, góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai;
    e) Thời gian trích đo địa chính thửa đất.
    6. Đối với các xã miền núi, biên giới; đảo; vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện đối với từng thủ tục hành chính quy định tại Điều này được tăng thêm 10 ngày.
    7. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính quy định tại Nghị định này có trách nhiệm giải quyết không quá thời gian quy định do cơ quan mình thực hiện, không chịu trách nhiệm về thời gian giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan khác.

    Như vậy, thời gian người sử dụng đất thỏa thuận để thực hiện tích tụ đất nông nghiệp không được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

    Thời gian này không bao gồm trong thời gian thực hiện thủ tục hành chính quy định tại Nghị định 102/2024/NĐ-CP.

    21