Đáp án cuộc thi Tìm hiểu Luật Công đoàn năm 2024, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 trong cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân viên chức lao động năm 2025
Nội dung chính
Đáp án cuộc thi Tìm hiểu Luật Công đoàn năm 2024, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 trong cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân viên chức lao động năm 2025
Sau đây là đáp án cuộc thi Tìm hiểu luật công đoàn năm 2024, luật bảo hiểm xã hội năm 2024 trong cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân viên chức lao động năm 2025
Tìm hiểu luật công đoàn năm 2024, luật bảo hiểm xã hội năm 2024 trong cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân viên chức lao động năm 2025
Câu 1:
Tham gia kiểm tra, thanh tra hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được quy định tại điều mấy của Luật Công đoàn 2024?
Đáp án: A. Điều 37
Câu 2:
Theo quy định Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024, người tham gia bảo hiểm xã hội có trách nhiệm nào sau đây?
Đáp án: C. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật; Theo dõi việc thực hiện trách nhiệm về bảo hiểm xã hội đối với mình; Thực hiện việc kê khai chính xác, trung thực, đầy đủ thông tin theo đúng quy định về đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội.
Câu 3:
Phạm vi điều chỉnh của Luật Công đoàn 2024 được quy định tại điều mấy?
Đáp án: B. Điều 2
Câu 4:
Theo Luật Công đoàn 2024, từ ngữ “Tranh chấp về quyền công đoàn” được giải thích như thế nào?
Đáp án: C. Là tranh chấp phát sinh giữa người lao động, đoàn viên công đoàn, tổ chức Công đoàn với người sử dụng lao động về việc thực hiện quyền công đoàn hoặc giữa tổ chức Công đoàn với tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp về việc có liên quan đến tổ chức, hoạt động công đoàn.
Câu 5:
Điều 9 của Luật Công đoàn 2024 quy định nội dung gì?
Đáp án: B. Giải thích từ ngữ.
Câu 6:
Theo Luật Công đoàn 2024, từ ngữ “Nghiệp đoàn cơ sở” được giải thích như thế nào?
Đáp án: B. Là tổ chức cơ sở của Công đoàn Việt Nam, tập hợp những người làm việc không có quan hệ lao động, cùng ngành, nghề hoặc những người lao động đặc thù khác, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Câu 7:
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024, thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi thực hiện các biện pháp tránh thai do người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định nhưng không quá bao nhiêu ngày?
Đáp án: B. 07 ngày đối với lao động nữ đặt dụng cụ tránh thai trong tử cung và không quá 10 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
Câu 8:
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 được Quốc hội thông qua ngày, tháng, năm nào?
Đáp án: B. Ngày 29 tháng 6 năm 2024.
Câu 9:
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024, trợ cấp hưu trí xã hội có bao nhiêu chế độ?
Đáp án: B. 04 chế độ.
Câu 10:
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024, mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức hưởng trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho bao nhiêu ngày?
Đáp án: C. 30 ngày.
Câu 11:
Theo Luật Công đoàn 2024 quy định đoàn viên công đoàn có những trách nhiệm nào sau đây?
Đáp án: D. Tất cả các nội dung trên.
Câu 12:
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024, người tham gia bảo hiểm xã hội có các quyền nào sau đây?
Đáp án: A. Hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật; Được cấp sổ bảo hiểm xã hội; Được tuyên tuyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Câu 13:
Tài sản công đoàn được quy định tại điều mấy trong Luật Công đoàn 2024?
Đáp án: B. Điều 24
Câu 14:
Theo Luật Công đoàn 2024, từ ngữ “Điều lệ Công đoàn Việt Nam” được giải thích như thế nào?
Đáp án: C. Điều lệ Công đoàn Việt Nam là văn bản do Đại hội Công đoàn Việt Nam thông qua, quy định về tôn chỉ, mục đích, nguyên tắc tổ chức, hoạt động, cơ cấu tổ chức bộ máy của Công đoàn Việt Nam; điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập, gia nhập, giải thể và chấm dứt hoạt động công đoàn; quyền, trách nhiệm của tổ chức công đoàn các cấp; quyền, trách nhiệm của đoàn viên công đoàn; tài chính, tài sản của Công đoàn; nội dung khác liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn. Điều lệ Công đoàn Việt Nam không được trái với quy định của Hiến pháp, pháp luật và quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Câu 15:
Quan hệ giữa Công đoàn với Nhà nước, với người sử dụng lao động được quy định tại điều mấy của Luật Công đoàn 2024?
Đáp án: C. Điều 19
Câu 16:
Điều 23 của Luật Công đoàn 2024 quy định nội dung gì?
Đáp án: B. Phát triển đoàn viên công đoàn, công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở.
Câu 17:
Giải quyết tranh chấp về quyền Công đoàn được quy định tại điều mấy trong Luật Công đoàn 2024?
Đáp án: D. Điều 35
Câu 18:
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024, lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai, lao động nữ mang thai hộ, lao động nữ nhờ mang thai hộ, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ bao nhiêu tháng trở lên thì được hưởng chế độ thai sản?
Đáp án: A. Phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng liền kề trước khi sinh con hoặc nhận con khi nhờ mang thai hộ hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.
Câu 19:
Điều 27 của Luật Công đoàn 2024 quy định nội dung gì?
Đáp án: C. Trách nhiệm của Nhà nước đối với Công đoàn.
Câu 20:
Điều 17 của Luật Công đoàn 2024 quy định nội dung gì?
Đáp án: A. Phản biện xã hội của Công đoàn.
Câu 21:
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024, người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu là bao nhiêu?
Đáp án: B. Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Câu 22:
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024, nội dung nào sau đây được xem là quyền và trách nhiệm của tổ chức đại diện người sử dụng lao động?
Đáp án: B. Kiến nghị, tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Câu 23:
Luật Công đoàn 2024 được Quốc hội thông qua, gồm bao nhiêu chương và bao nhiêu điều?
Đáp án: A. 6 chương và 37 điều.
Câu 24:
Điều 18 của Luật Công đoàn 2024 quy định nội dung gì?
Đáp án: B. Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động.
Câu 25:
Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024, trợ cấp hưu trí xã hội không có chế độ nào dưới đây?
Đáp án: C. Ốm đau.
Câu 26:
Luật bảo hiểm xã hội năm 2024 quy định người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ để giải quyết hưởng trợ cấp ốm đau theo quy định cho người sử dụng lao động, thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất là bao nhiêu ngày?
Đáp án: B. 07 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.
Câu 27:
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024, quyền của người sử dụng lao động được quy định như thế nào?
Đáp án: C. Cả A và B.
Câu 28:
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024, cơ quan nào có thẩm quyền quyết định điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội trên cơ sở đề nghị của Chính phủ phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội và khả năng của ngân sách nhà nước từng thời kỳ?
Đáp án: B. Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Câu 29:
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024, quy định mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu hoặc đang tạm dừng hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu được quy định như thế nào?
Đáp án: D. Cả A và B.
Câu 30:
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024, hành vi nào sau đây của người sử dụng lao động được xem là hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp?
Đáp án: A. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp là hành vi của người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp như không đóng hoặc đóng không đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sau 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định mà người sử dụng lao động không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Trên đây là Đáp án cuộc thi Tìm hiểu luật công đoàn năm 2024, luật bảo hiểm xã hội năm 2024 trong cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân viên chức lao động năm 2025
Đáp án cuộc thi Tìm hiểu luật công đoàn năm 2024, luật bảo hiểm xã hội năm 2024 trong cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân viên chức lao động năm 2025 chỉ mang tính tham khảo!
Đáp án cuộc thi Tìm hiểu Luật Công đoàn năm 2024, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 trong cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân viên chức lao động năm 2025 (Hình từ Internet)
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Công đoàn 2012:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn bao gồm:
- Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.