Danh sách 28 tỉnh sau sáp nhập 2025 theo Kết luận 137 là những tỉnh nào?

Danh sách 28 tỉnh sau sáp nhập 2025 theo Kết luận 137 là những tỉnh nào? Lộ trình thực hiện sáp nhập tỉnh năm 2025 cụ thể như thế nào?

Nội dung chính

Danh sách 28 tỉnh sau sáp nhập 2025 theo Kết luận 137 là những tỉnh nào?

Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành Kết luận số 137-KL/TW năm 2025 về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

> MỚI: Đề xuất sáp nhập huyện Nhơn Trạch vào TPHCM

Cụ thể, tại phiên họp ngày 27 tháng 3 năm 2025, dựa trên cơ sở báo cáo của Đảng uỷ Chính phủ về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, qua đó Bộ Chính trị, Ban Bí thư đưa ra ý kiến như sau:

1. Về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh
Thực hiện đúng chủ trương theo Kết luận số 130-KL/TW, ngày 14/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp (còn 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương), tên gọi và trung tâm hành chính - chính trị của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp.
2. Kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện hiện nay kể từ ngày 01/7/2025 sau khi Hiến pháp năm 2013 (sửa đổi) và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 (sửa đổi) có hiệu lực thi hành. Giao Đảng uỷ Chính phủ phối hợp với Đảng uỷ Quốc hội nghiên cứu quy định thời gian chuyển tiếp để hoàn thành việc bàn giao, kết thúc hoạt động của chính quyền địa phương cấp huyện và thời gian chính thức đi vào hoạt động của các cơ quan cấp tỉnh, cấp xã sau khi sắp xếp, sáp nhập, bảo đảm hoạt động thông suốt, không gián đoạn, phù hợp với lộ trình dự kiến sắp xếp, sáp nhập.

Theo nội dung Kết luận số 137-KL/TW năm 2025 thì số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp là 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh. Trong 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, bao gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương. 

Đồng thời, tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Ban Chấp hành Trung ương đã chính thức thống nhất số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 06 thành phố trực thuộc Trung ương) với tên gọi và trung tâm hành chính - chính trị xác định theo các nguyên tắc nêu tại các Tờ trình và Đề án.

Nghị quyết 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII do Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành. 

>>> Toàn văn Nghị quyết 60 NQ TW về sáp nhập tỉnh thành 2025

Theo đó, danh sách tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh dự kiến được ban hành kèm theo Nghị quyết 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 như sau:

Danh sách 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương sau sáp nhập dự kiến

STT

Tên Tỉnh/Thành phố

Loại Hành Chính

1

Hà Nội

Thành phố

2

Huế

Thành phố

3

Lai Châu

Tỉnh

4

Điện Biên

Tỉnh

5

Sơn La

Tỉnh

6

Cao Bằng

Tỉnh

7

Lạng Sơn

Tỉnh

8

Quảng Ninh

Tỉnh

9

Thanh Hóa

Tỉnh

10

Nghệ An

Tỉnh

11

Hà Tĩnh

Tỉnh

12

Tuyên QuangTỉnh
13Lào CaiTỉnh
14Thái Nguyên Tỉnh
15Hoà BìnhTỉnh
16Bắc NinhTỉnh
17Hưng YênTỉnh
18Hải PhòngThành phố
19Ninh BìnhTỉnh
20Quảng TrịTỉnh
21Đà NẵngThành phố
22Quảng NgãiTỉnh
23Gia LaiTỉnh
24Khánh HoàTỉnh
25Lâm ĐồngTỉnh
26Đắk LắkTỉnh
27Hồ Chí MinhThành phố
28Đồng NaiTỉnh
29Tây NinhTỉnh
30Cần ThơThành phố
31Vĩnh LongTỉnh
32Đồng ThápTỉnh
33Cà MauTỉnh
34An GiangTỉnh

Danh sách 28 tỉnh sau sáp nhập 2025 theo Kết luận 137 là những tỉnh nào?
BDanh sách 28 tỉnh sau sáp nhập 2025 theo Kết luận 137 là những tỉnh nào? (Hình từ Internet)

Lộ trình thực hiện sáp nhập tỉnh năm 2025 cụ thể như thế nào?

Căn cứ Mục 1 Phần II Kết luận 127-KL/TW năm 2025Bộ Chính trị và Ban Bí thư nêu rõ thông tin sáp nhập tỉnh năm 2025 như sau:

NỘI DUNG, TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
1. Xây dựng đề án sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã
...
- Đảng ủy Chính phủ khẩn trương triển khai thực hiện, bảo đảm tiến độ cụ thể như sau:
+ Báo cáo Bộ Chính trị cho chủ trương trước khi xin ý kiến các cấp uỷ, tổ chức đảng chậm nhất ngày 09/3/2025.
+ Tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, hoàn thiện đề án gửi xin ý kiến các tỉnh ủy, thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức, ban đảng Trung ương chậm nhất ngày 12/3/2025.
+ Tiếp thu ý kiến góp ý của các tỉnh ủy, thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức, ban đảng Trung ương, hoàn thiện đề án, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư trước ngày 27/3/2025.
+ Tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ý kiến các cơ quan, hoàn thiện đề án, tờ trình; trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng (qua Ban Tổ chức Trung ương) trước ngày 07/4/2025.
...

Như vậy, lộ trình thực hiện sáp nhập tỉnh năm 2025 cụ thể như sau:

- Trước ngày 09/3/2025: Báo cáo Bộ Chính trị để xin chủ trương.

- Trước ngày 12/3/2025: Hoàn thiện đề án, xin ý kiến các cấp ủy, tổ chức đảng.

- Trước ngày 27/3/2025: Tiếp thu góp ý, hoàn chỉnh đề án, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

- Trước ngày 07/4/2025: Hoàn thiện đề án, trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng

Trên đây là nội dung bài viết "Danh sách 28 tỉnh sau sáp nhập 2025 theo Kết luận 137 là những tỉnh nào?".

Chuyên viên pháp lý Lê Thị Thanh Lam
saved-content
unsaved-content
12660