Dân số tỉnh Hưng Yên sau sáp nhập theo Nghị quyết 202 QH15 là bao nhiêu?

Dân số tỉnh Hưng Yên sau sáp nhập theo Nghị quyết 202 QH15 là bao nhiêu? Sau khi sáp nhập tỉnh, người dân muốn điều chỉnh thông tin trên sổ đỏ thì cần thực hiện ra sao?

Nội dung chính

Dân số tỉnh Hưng Yên sau sáp nhập theo Nghị quyết 202 QH15 là bao nhiêu?

Ngày 12/06/2025, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 9 đã thông qua Nghị quyết 202/2025/QH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Trong đó, có nội dung đề cập về dân số tỉnh Hưng Yên sau sáp nhập. Cụ thể, tại khoản 6 Điều 1 Nghị quyết 202/2025/QH15 có quy định:

Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh
1. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Tuyên Quang. Sau khi sắp xếp, tỉnh Tuyên Quang có diện tích tự nhiên là 13.795,50 km2, quy mô dân số là 1.865.270 người.
Tỉnh Tuyên Quang giáp các tỉnh Cao Bằng, Lào Cai, Phú Thọ, Thái Nguyên và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
2. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Yên Bái và tỉnh Lào Cai thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Lào Cai. Sau khi sắp xếp, tỉnh Lào Cai có diện tích tự nhiên là 13.256,92 km2, quy mô dân số là 1.778.785 người.
Tỉnh Lào Cai giáp các tỉnh Lai Châu, Phú Thọ, Sơn La, Tuyên Quang và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
3. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Thái Nguyên. Sau khi sắp xếp, tỉnh Thái Nguyên có diện tích tự nhiên là 8.375,21 km2, quy mô dân số là 1.799.489 người.
Tỉnh Thái Nguyên giáp các tỉnh Bắc Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Tuyên Quang và thành phố Hà Nội.
4. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Hòa Bình và tỉnh Phú Thọ thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Phú Thọ. Sau khi sắp xếp, tỉnh Phú Thọ có diện tích tự nhiên là 9.361,38 km2, quy mô dân số là 4.022.638 người.
Tỉnh Phú Thọ giáp các tỉnh Lào Cai, Ninh Bình, Sơn La, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Tuyên Quang và thành phố Hà Nội.
5. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh thành tỉnh mới có tên gọi là Bắc Ninh. Sau khi sắp xếp, tỉnh Bắc Ninh có diện tích tự nhiên là 4.718,60 km2, quy mô dân số là 3.619.433 người.
Tỉnh Bắc Ninh giáp các tỉnh Hưng Yên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên, thành phố Hải Phòng và thành phố Hà Nội.
6. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Thái Bình và tỉnh Hưng Yên thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Hưng Yên. Sau khi sắp xếp, tỉnh Hưng Yên có diện tích tự nhiên là 2.514,81 km2, quy mô dân số là 3.567.943 người.
Tỉnh Hưng Yên giáp tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Ninh Bình, thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng và Biển Đông.

Theo như quy định trên thì toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của tỉnh Thái Bình và tỉnh Hưng Yên được sáp nhập thành một tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Hưng Yên.

Dân số tỉnh Hưng Yên mới sau sáp nhập là: 3.567.943 người.

Dân số tỉnh Hưng Yên sau sáp nhập theo Nghị quyết 202 QH15 là bao nhiêu?

Dân số tỉnh Hưng Yên sau sáp nhập theo Nghị quyết 202 QH15 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Sau khi sáp nhập tỉnh, người dân muốn điều chỉnh thông tin trên sổ đỏ thì cần thực hiện như thế nào?

Theo Công văn 991/BNNMT-QLĐĐ năm 2025 thì việc chỉnh lý thay đổi thông tin của thửa đất (số tờ, số thửa, địa chỉ) trên Giấy chứng nhận đã cấp được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 41 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT.

Trường hợp trên Giấy chứng nhận đã cấp không còn dòng trống để xác nhận thay đổi thì cấp mới Giấy chứng nhận để thể hiện thông tin của thửa đất theo quy định tại khoản 6 Điều 23 Nghị định 101/2024/NĐ-CP.

Theo đó, khi có nhu cầu điều chỉnh thông tin trên sổ đỏ do sáp nhập đơn vị hành chính, người dân cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 11/ĐK ban hành kèm theo Nghị định 101/2024/NĐ-CP;

- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

- Giấy tờ liên quan đến việc điều chỉnh thông tin do sáp nhập.

- Giấy ủy quyền có công chứng hoặc chứng thực (nếu nộp hồ sơ thông qua người đại diện).

Hồ sơ được nộp tại Bộ phận một cửa, Văn phòng đăng ký đất đai hoặc chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất. Cơ quan tiếp nhận sẽ cấp giấy hẹn và chuyển hồ sơ đến đơn vị có thẩm quyền xử lý.

Thời gian thực hiện thủ tục điều chỉnh thông tin trên sổ đỏ là không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, thời gian này được tăng thêm 10 ngày làm việc.

Lưu ý: Thời gian trên không tính thời gian cơ quan thẩm quyền xác định nghĩa vụ tài chính, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính, thời gian xem xét xử lý trường hợp đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định, niêm yết công khai, đăng tin trên phương tiện thông tin đại chúng, thời gian để thực hiện thủ tục chia thừa kế,....

Chuyên viên pháp lý Đào Thị Mỹ Hồng
saved-content
unsaved-content
49