Đại hội Công đoàn các cấp được quy định như thế nào hiện nay theo quy định của pháp luật Việt Nam?

Đại hội Công đoàn các cấp được quy định như thế nào hiện nay theo quy định của pháp luật Việt Nam? Đại biểu dự Đại hội Công đoàn được quy định ra sao?

Nội dung chính

    Đại hội Công đoàn các cấp được quy định như thế nào hiện nay theo quy định của pháp luật Việt Nam?

    Đại hội Công đoàn các cấp được quy định tại Điều 10 Điều lệ Công đoàn Việt Nam năm 2013 như sau:

    (1) Nhiệm vụ của Đại hội Công đoàn các cấp:

    - Thảo luận, thông qua các báo cáo của Ban Chấp hành; quyết định phương hướng nhiệm vụ của Công đoàn nhiệm kỳ tới.

    - Tham gia xây dựng Văn kiện của Đại hội Công đoàn cấp trên.

    - Bầu Ban Chấp hành Công đoàn mới và bầu đại biểu đi dự Đại hội Công đoàn cấp trên.

    - Thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam (đối với Đại hội Công đoàn Việt Nam).

    (2) Nhiệm kỳ Đại hội Công đoàn các cấp:

    - Nhiệm kỳ của Đại hội Công đoàn các cấp 5 năm 1 lần. Trường hợp Công đoàn cơ sở có ít đoàn viên hoặc thường xuyên biến động, nếu có đề nghị bằng văn bản của Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở thì Công đoàn cấp trên quản lý trực tiếp quyết định nhiệm kỳ Đại hội của Công đoàn cơ sở 5 năm 2 lần.

    - Trường hợp đặc biệt, nếu được Công đoàn cấp trên đồng ý, Đại hội Công đoàn các cấp có thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn, nhưng không quá 12 tháng đối với nhiệm kỳ 5 năm và không quá 6 tháng đối với nhiệm kỳ 5 năm 2 lần. Đại hội Công đoàn Việt Nam do Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định.

    (3) Số lượng đại biểu dự Đại hội cấp nào do Ban Chấp hành cấp đó quyết định và triệu tập, theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Thành phần đại biểu chính thức của Công đoàn mỗi cấp gồm:

    - Ủy viên Ban Chấp hành đương nhiệm.

    - Đại biểu do Công đoàn cấp dưới bầu lên.

    - Đại biểu chỉ định với số lượng không quá ba phần trăm (3%) tổng số đại biểu chính thức được triệu tập.

    (4) Đại biểu dự Đại hội phải được Đại hội biểu quyết công nhận tư cách đại biểu. Trường hợp đại biểu bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên, thì Ban Chấp hành cấp triệu tập xem xét, quyết định tư cách đại biểu và sau đó báo cáo cho đại hội biết. Người bị khởi tố, truy tố, tạm giam thì không đủ tư cách đại biểu.

    Trên đây là nội dung quy định về Đại hội Công đoàn các cấp. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Điều lệ Công đoàn Việt Nam năm 2013.

    15