Trình tự tiến hành tổ chức đại hội công đoàn các cấp được thực hiện ra sao?

Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Đại hội công đoàn các cấp có nhiệm vụ gì?Trình tự tiến hành tổ chức đại hội công đoàn các cấp được thực hiện ra sao?

Nội dung chính


    Trình tự tổ chức đại hội công đoàn các cấp được tiến hành như thế nào?

    Căn cứ Tiểu mục 6.7 Mục 6 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 quy định trình tự nội dung chính của đại hội công đoàn các cấp được tiến hành theo quy trình sau:

    Bước 1: Chào cờ (Quốc ca và Bài hát truyền thống của Công đoàn Việt Nam)

    Bước 2: Bầu đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu.

    Bước 3: Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, diễn văn khai mạc.

    Bước 4: Thông qua chương trình, quy chế làm việc của đại hội.

    Bước 5: Báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu.

    Bước 6: Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ và phương hướng nhiệm kỳ tới.

    Bước 7: Thảo luận các văn kiện của đại hội.

    Bước 8: Phát biểu của đại diện công đoàn cấp trên, cấp ủy đảng, chính quyền, chuyên môn.

    Bước 9:Tổ chức bầu cử theo quy định.

    Bước 10: Thông qua nghị quyết đại hội.

    Bước 11: Diễn văn bế mạc

    Bước 12: Chào cờ.

    Trình tự tổ chức đại hội công đoàn các cấp được tiến hành như thế nào? (Hình từ Internet)

    Đại hội công đoàn các cấp có nhiệm vụ gì?

    Căn cứ Điều 8 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa 12) ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định đại hội công đoàn các cấp:

    Đại hội công đoàn các cấp

    1. Đại hội công đoàn các cấp có nhiệm vụ:

    a. Tổng kết tình hình thực hiện nghị quyết đại hội công đoàn nhiệm kỳ qua; quyết định phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ tới.

    b. Thảo luận, đóng góp ý kiến văn kiện của đại hội công đoàn cấp trên.

    c. Bầu cử ban chấp hành công đoàn và bầu cử đại biểu đi dự đại hội công đoàn cấp trên.

    d. Thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam (đối với Đại hội Công đoàn Việt Nam).

    2. Đại hội công đoàn các cấp được tổ chức theo nhiệm kỳ 5 năm 1 lần. Trường hợp khi có đề nghị bằng văn bản của công đoàn cấp dưới, công đoàn cấp trên được điều chỉnh nhiệm kỳ đại hội của công đoàn cấp dưới cho phù hợp với nhiệm kỳ đại hội công đoàn cấp trên nhưng không vượt quá 30 tháng. Đại hội Công đoàn Việt Nam do Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn quyết định.

    3. Đại hội công đoàn có hai hình thức: Đại hội đại biểu và đại hội toàn thể đoàn viên.

    4. Thành phần đại biểu chính thức của đại hội đại biểu gồm:

    a. Ủy viên ban chấp hành đương nhiệm.

    b. Đại biểu do công đoàn cấp dưới bầu lên.

    c. Đại biểu chỉ định với số lượng không quá năm phần trăm (5%) tổng số đại biểu chính thức được triệu tập.

    5. Đại biểu dự đại hội phải được đại hội thẩm tra và biểu quyết công nhận tư cách đại biểu. Người đang trong thời gian chấp hành các hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên, người bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hoặc đang chấp hành bản án hình sự theo quy định pháp luật thì không đủ tư cách đại biểu.

    6. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn hướng dẫn chi tiết Điều này.

    Như vậy, đại hội công đoàn các cấp có nhiệm vụ sau:

    - Tổng kết tình hình thực hiện nghị quyết đại hội công đoàn nhiệm kỳ qua;

    - Quyết định phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ tới.

    - Thảo luận, đóng góp ý kiến văn kiện của đại hội công đoàn cấp trên.

    - Bầu cử ban chấp hành công đoàn và bầu cử đại biểu đi dự đại hội công đoàn cấp trên.

    - Thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam (đối với Đại hội Công đoàn Việt Nam).

    Các trường hợp nào thay đổi đại biểu đại hội công đoàn các cấp?

    Căn cứ Tiết đ Tiểu mục 6.6 Mục 6 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 quy định thay đổi đại biểu đại hội công đoàn các cấp trong các trường hợp sau:

    - Việc chuyển đại biểu dự khuyết thành đại biểu chính thức do ban chấp hành công đoàn cấp triệu tập đại hội, hội nghị quyết định khi có đề nghị của công đoàn cấp dưới.

    - Trường hợp đã bầu đại biểu, nhưng có quyết định chia tách công đoàn cấp đó thành một số công đoàn mới, thì công đoàn cấp triệu tập đại hội có thể quyết định cho bầu bổ sung đại biểu ở công đoàn mới chia tách chưa có đại biểu (nếu số lượng đại biểu chưa đạt mức tối đa theo quy định).

    - Trường hợp đã bầu đại biểu, nhưng do yêu cầu chia, tách, công đoàn đó được về trực thuộc công đoàn cấp trên mới, nếu công đoàn cấp trên mới chưa tiến hành đại hội thì có trách nhiệm triệu tập số đại biểu của công đoàn mới chuyển về và được tăng đại biểu triệu tập so với kế hoạch.

    - Trường hợp đã bầu đại biểu, nhưng có quyết định giải thể công đoàn cấp đó, thì các đại biểu được bầu không còn là đại biểu chính thức đi dự đại hội công đoàn cấp trên.

    - Các trường hợp thay đổi đại biểu chính thức dự đại hội, hội nghị phải được thể hiện trong báo cáo của ban thẩm tra tư cách đại biểu đại hội.

    54
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ