07:56 - 17/12/2024

Cưỡng bức lao động được coi là hành vi mua bán người?

Cưỡng bức lao động được coi là hành vi mua bán người theo Luật Phòng chống mua bán người 2024? Nguyên tắc phòng, chống mua bán người từ 01/7/2025 như thế nào?

Nội dung chính

    Cưỡng bức lao động được coi là hành vi mua bán người?

    Căn cứ khoản 1 và khoản 3 Điều 1 Luật Phòng chống mua bán người 2024 về giải thích từ ngữ quy định như sau:

    Giải thích từ ngữ
    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    1. Mua bán người là hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp, chuyển giao hoặc tiếp nhận người nhằm mục đích nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác, bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể người hoặc nhằm mục đích vô nhân đạo khác bằng cách dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác.
    Hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp, chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 18 tuổi nhằm mục đích nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể người hoặc nhằm mục đích vô nhân đạo khác cũng được coi là mua bán người ngay cả khi không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác.
    2. Bóc lột tình dục là việc ép buộc nạn nhân bán dâm, tổ chức cho nạn nhân bán dâm, đưa nạn nhân đến cơ sở chứa mại dâm để bán dâm, sử dụng nạn nhân làm đối tượng để sản xuất sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, ép buộc nạn nhân trình diễn khiêu dâm, ép buộc nạn nhân do bị lệ thuộc phải phục vụ nhu cầu tình dục.
    3. Cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác để ép buộc nạn nhân phải lao động trái ý muốn của họ.
    4. Bộ phận cơ thể người là một phần của cơ thể được hình thành từ nhiều loại mô khác nhau để thực hiện các chức năng sinh lý nhất định.

    Theo đó, cưỡng bức lao động có thể được coi là hành vi mua bán người khi đáp ứng các điều kiện sau:

    - Được thực hiện thông qua các hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp, chuyển giao hoặc tiếp nhận người.

    - Nhằm mục đích:

    + Nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác; hoặc

    + Cưỡng bức lao động, bóc lột tình dục, lấy bộ phận cơ thể người, hoặc các mục đích vô nhân đạo khác.

    - Thực hiện bằng cách dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt, hoặc thủ đoạn khác.

    Ngoài ra, đối với người dưới 18 tuổi, hành vi cưỡng bức lao động được coi là mua bán người ngay cả khi không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác, nếu mục đích là để nhận lợi ích vật chất hoặc bóc lột.

    Như vậy, cưỡng bức lao động không chỉ là một hành vi độc lập mà còn có thể cấu thành hành vi mua bán người nếu đáp ứng đầy đủ các yếu tố nêu trên.

    Cưỡng bức lao động được coi là hành vi mua bán người?

    Cưỡng bức lao động được coi là hành vi mua bán người? (Hình từ Internet)

    Nguyên tắc phòng, chống mua bán người từ 01/7/2025

    Căn cứ Điều 4 Luật Phòng chống mua bán người 2024 về nguyên tắc phòng, chống mua bán người quy định như sau:

    Nguyên tắc phòng, chống mua bán người
    1. Tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân; lấy nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân làm trung tâm; bảo đảm bình đẳng giới.
    2. Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa mua bán người; phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm minh, kịp thời, chính xác hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này.
    3. Giải cứu, tiếp nhận, xác minh, xác định, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân kịp thời, chính xác; giữ bí mật thông tin và không xúc phạm, kỳ thị, phân biệt đối xử đối với nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.
    4. Bảo đảm nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân được sử dụng ngôn ngữ mà họ có thể hiểu được và được hưởng chế độ hỗ trợ phù hợp với tín ngưỡng, tôn giáo của họ trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam, phù hợp với độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe, đặc điểm cá nhân của họ.
    5. Tùy từng trường hợp cụ thể và theo quy định của pháp luật có liên quan, nạn nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật là hệ quả trực tiếp của hành vi mua bán người có thể không bị xử lý hành chính hoặc không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi này.
    6. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng, gia đình, cá nhân trong phòng, chống mua bán người.
    7. Tăng cường hợp tác quốc tế, phối hợp liên ngành, chủ động, tích cực tham gia các tổ chức quốc tế, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về phòng, chống mua bán người trên cơ sở tuân thủ Hiến pháp, phù hợp với pháp luật của Việt Nam và pháp luật, tập quán quốc tế.

    Theo đó, để phòng, chống mua bán người từ 01/7/2025 cần thực hiện các nguyên tắc theo quy định trên.

    Cưỡng bức lao động là hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động

    Căn cứ khoản 2 Điều 8 Bộ luật Lao động 2019 về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động quy định như sau:

    Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động
    1. Phân biệt đối xử trong lao động.
    2. Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.
    3. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
    4. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
    5. Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
    6. Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
    7. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.

    Như vậy, hành vi cưỡng bức lao động được xem là hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động.

    Luật Phòng chống mua bán người 2024 có hiệu lực từ 01/7/2025.

    13