Công việc nào tổ chức không yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng?

Chuyên viên pháp lý: Đỗ Trần Quỳnh Trang
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
Công việc nào tổ chức không yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng?

Nội dung chính

    Công việc nào tổ chức không yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng?

    Căn cứ khoản 3 Điều 94 Nghị định 175/2024/NĐ-CP quy định tổ chức không yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng khi tham gia các công việc sau:

    - Thiết kế, thẩm tra thiết kế sơ bộ được lập trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng;

    - Thực hiện các dịch vụ kiến trúc theo pháp luật về kiến trúc;

    - Thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực (trừ thực hiện tư vấn quản lý dự án theo quy định tại khoản 4 Điều 25 Nghị định 175/2024/NĐ-CP); Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án theo quy định tại Điều 26 Nghị định 175/2024/NĐ-CP; Chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án theo quy định tại Điều 27 Nghị định 175/2024/NĐ-CP;

    - Tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát, thi công về phòng cháy chữa cháy theo pháp luật về phòng cháy, chữa cháy;

    - Thiết kế, thẩm tra thiết kế, tư vấn giám sát, thi công hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình;

    - Thiết kế, thẩm tra thiết kế, tư vấn giám sát, thi công công tác lắp đặt thiết bị công nghệ; hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa; các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình; tư vấn giám sát, thi công nội thất công trình;

    - Tham gia hoạt động xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm b khoản 7 Điều 79 của Luật Xây dựng 2014 công viên cây xanh, công trình chiếu sáng công cộng; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông; dự án chỉ có các công trình nêu tại điểm này;

    - Thực hiện các hoạt động xây dựng của tổ chức nước ngoài theo giấy phép hoạt động xây dựng quy định tại khoản 2 Điều 148 của Luật Xây dựng 2014.

    Công việc nào tổ chức không yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng? (Hình từ Internet)

    Công việc nào tổ chức không yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng? (Hình từ Internet)

    Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng được cấp cho tổ chức thuộc các trường hợp nào?

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 95 Nghị định 175/2024/NĐ-CP quy định về cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng như sau:

    Điều 95. Cấp, thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
    1. Chứng chỉ năng lực được cấp cho tổ chức thuộc một trong các trường hợp sau:
    a) Cấp mới chứng chỉ năng lực (bao gồm các trường hợp: lần đầu được cấp chứng chỉ; bổ sung lĩnh vực hoạt động xây dựng chưa có trong chứng chỉ; điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực; chứng chỉ hết thời hạn hiệu lực);
    b) Cấp lại khi chứng chỉ năng lực do chứng chỉ năng lực cũ còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc ghi sai thông tin hoặc điều chỉnh, bổ sung thông tin tổ chức (trừ các nội dung quy định tại điểm a khoản 1 Điều này) hoặc cấp lại khi các lĩnh vực không thuộc trường hợp bị thu hồi trên chứng chỉ đã được cấp trước đó.
    2. Chứng chỉ năng lực bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau:
    a) Tổ chức được cấp chứng chỉ năng lực chấm dứt hoạt động xây dựng, giải thể hoặc phá sản;
    b) Không còn đáp ứng đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng đối với lĩnh vực được cấp chứng chỉ theo quy định;
    c) Giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ năng lực;
    d) Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng chứng chỉ năng lực;
    đ) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung chứng chỉ năng lực;
    e) Chứng chỉ năng lực được cấp không đúng thẩm quyền;
    g) Chứng chỉ năng lực bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp chứng chỉ năng lực;
    h) Chứng chỉ năng lực được cấp khi không đủ điều kiện năng lực theo quy định;
    i) Khi cơ quan có thẩm quyền kiến nghị thu hồi chứng chỉ năng lực.
    [...]

    Như vậy, chứng chỉ năng lực được cấp cho tổ chức thuộc một trong các trường hợp sau:

    - Cấp mới chứng chỉ năng lực (bao gồm các trường hợp: lần đầu được cấp chứng chỉ; bổ sung lĩnh vực hoạt động xây dựng chưa có trong chứng chỉ; điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực; chứng chỉ hết thời hạn hiệu lực);

    - Cấp lại khi chứng chỉ năng lực do chứng chỉ năng lực cũ còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc ghi sai thông tin hoặc điều chỉnh, bổ sung thông tin tổ chức (trừ các nội dung quy định tại điểm a khoản 1 Điều 95 Nghị định 175/2024/NĐ-CP) hoặc cấp lại khi các lĩnh vực không thuộc trường hợp bị thu hồi trên chứng chỉ đã được cấp trước đó.

    Hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng được quy định như thế nào?

    Căn cứ vào Điều 97 Nghị định 175/2024/NĐ-CP quy định về hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng như sau:

    - Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực thành lập hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng để đánh giá năng lực phục vụ xét cấp chứng chỉ năng lực đối với trường hợp đề nghị cấp mới. Việc đánh giá thực hiện trên cơ sở đề xuất đánh giá hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực của tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực do đơn vị trực thuộc cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực được giao nhiệm vụ giải quyết hồ sơ.

    - Cơ cấu và số lượng thành viên hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực quyết định.

    - Thành phần Hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Xây dựng thành lập bao gồm:

    + Chủ tịch hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu của cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực;

    + Ủy viên thường trực, thư ký Hội đồng là công chức, viên chức của cơ quan này;

    + Các ủy viên tham gia hội đồng là các công chức, viên chức của cơ quan này, các chuyên gia có trình độ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực xét cấp chứng chỉ năng lực trong trường hợp cần thiết.

    - Thành phần hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực do tổ chức xã hội - nghề nghiệp thành lập bao gồm:

    + Chủ tịch hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu của tổ chức xã hội - nghề nghiệp;

    + Ủy viên thường trực, Thư ký Hội đồng là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp;

    + Các ủy viên tham gia hội đồng là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực xét cấp chứng chỉ năng lực, các chuyên gia có trình độ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực xét cấp chứng chỉ năng lực trong trường hợp cần thiết.

    - Hội đồng hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, theo Quy chế do Chủ tịch hội đồng quyết định ban hành.

    - Quy chế hoạt động của Hội đồng bao gồm các nội dung về nguyên tắc làm việc; nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Hội đồng và từng thành viên Hội đồng; quy định của Hội đồng về việc đánh giá năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức; kinh phí hoạt động của Hội đồng.

    saved-content
    unsaved-content
    48