Công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong Quân đội được quy định như thế nào?

Những quy định về công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong Quân đội quy định như thế nào và tại văn bản nào?

Nội dung chính

    Những quy định về công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong Quân đội quy định ra sao?

    Những quy định về công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong Quân đội quy định tại Thông tư 20/2016/TT-BLĐTBXH về Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, cụ thể như sau:

    Thông tư có ban hành danh sách những công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm đối với những người làm việc trong môi trườn Quân đội, qua đây nhằm để có những chính sách, chế độ đãi ngộ như trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, chế độ chăm sóc sức khỏe, chế độ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, một số chế độ quyền lợi khác dành cho những đối tượng nằm trong danh mục.

    Tại Điều 2 của Thông tư cũng có quy định về những đối tượng chịu sự điều chỉnh của Thông tư này.

    Quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ban hành kèm theo Thông tư này và các Quyết định số 1085/LĐTBXH-QĐ ngày 06 tháng 9 năm 1996, Quyết định số 03/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 07 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được hưởng các chế độ về bảo hộ lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội quy định tại Bộ luật lao động, Luật an toàn, vệ sinh lao động, Luật bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành.

    18