Quyết định 03/2006/QĐ-BLĐTBXH về danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong quân đội tạm thời do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 03/2006/QĐ-BLĐTBXH
Ngày ban hành 07/03/2006
Ngày có hiệu lực
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Người ký Lê Bạch Hồng
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Văn hóa - Xã hội

BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/2006/QĐ-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 07 tháng 3 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH TẠM THỜI DANH MỤC NGHỀ, CÔNG VIỆC NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM VÀ ĐẶC BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM TRONG QUÂN ĐỘI

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002;

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 29/2003/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội;

Sau khi có ý kiến của Bộ Y-tế tại công văn số 10927/BYT-DP ngày 29 tháng 12 năm 2005 về việc uỷ nhiệm cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản danh mục tạm thời: "Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong quân đội"

Điều 2. Quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng làm các nghề, công việc nêu tại Điều 1 được hưởng chế độ bảo hộ lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành.

Điều 3. Bản danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm kèm theo Quyết định này chỉ áp dụng đối với các đối tượng do Bộ Quốc phòng quản lý.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Quốc phòng (03 bản);
- Các đơn vị trực thuộc BQP;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam (02 bản);
- Công báo (02 bản);
- Lưu: VP, Cục ATLĐ (03 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Bạch Hồng

 

DANH MỤC

NGHỀ, CÔNG VIỆC NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM VÀ ĐẶC BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM TRONG QUÂN ĐỘI
(Kèm theo Quyết định số 03/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 07tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

I. Phòng không-Tên lửa-không quân

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI VI

1

Sản xuất, khôi phục chất o, chất G (phục vụ chiến đấu của tên lửa).

Thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại, chất O, chất G, rất nguy hiểm.

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V

2

Pháo thủ bệ đạn tên lửa, pháo thủ Pháo phòng không tầm trung.

Thường xuyên làm việc ngoài trời, lao động nặng nhọc, nóng, nắng.

3

Làm việc (theo kíp) trên xe huấn luyện, chiến đấu tên lửa Phòng không; hệ lập lệnh trong xe điều khiển tên lửa.

Nơi làm việc chật hẹp, nóng, thiếu dưỡng khí, căng thẳng thần kinh tâm lý, ảnh hưởng của sóng siêu cao tần.

4

Sản xuất, chế tạo keo (đặc thù quân sự) phục vụ sửa chữa, bảo quản kỹ thuật phòng không.

Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc hại, chịu ảnh hưởng của tiếng ồn cao.

5

Sửa chữa các tổ hợp điều khiển vũ khí hàng không (ra đa vô tuyến, hệ thống quang điện tử, ra đa ngắm bắn).

ảnh hưởng sóng siêu cao tần, sóng điện tử, ồn, nóng, căng thẳng thần kinh tâm lý.

6

Khai thác, sử dụng, sửa chữa (kíp làm việc) trong xe tên lửa phòng không tầm thấp.

Công việc nặng nhọc, tư thế làm việc gò bó, chật hẹp, nóng, tiếp xúc sóng siêu cao tần, căng thẳng thần kinh tâm lý.

7

Nghiên cứu, hiệu chỉnh máy phát và đường truyền sóng của ra đa quân sự các loại.

ảnh hưởng điện từ trường siêu cao tần, điện cao áp công suất lớn, công suất lọt của máy phát rất lớn.

II. Hải quân

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI VI

1

Thợ ụ đà sửa chữa tàu quân sự.

 

Thường xuyên phải lặn, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tư thế lao động gò bó, nóng, ẩm ướt, thiếu dưỡng khí, thường xuyên tiếp xúc dầu mỡ.

2

Sĩ quan, thuyền viên làm việc trên tàu quân sự ở biển xa khảo sát đo đạc trên biển.

Chịu ảnh hưởng của sóng lớn, rung lắc, thời tiết khắc nghiệt, làm việc trong hầm bảo quản lạnh, môi trường ô nhiễm do hải sản phân huỷ.

3

Bảo quản, sửa chữa chống ăn mòn các công trình nhà giàn ngoài biển.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm chịu tác động của bụi, hoá chất độc, ồn, rung, sóng và gió.

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V

4

Trực tiếp lắp ráp, kiểm tra, hiệu chỉnh, sửa chữa, bảo quản đạn ngư lôi, tên lửa, thuỷ lôi, bom phóng, bom chìm, đạn pháo tàu.

Công việc rất nguy hiểm, tiếp xúc với hoá chất độc, tư thế lao động gò bó, tập trung chú ý cao, căng thẳng thần kinh tâm lý.

5

Vận hành máy nén khí nạp vào tên lửa tàu Hải quân.

Công việc rất nguy hiểm, độc hại, ồn, nồng độ bụi cao.

6

Gò, hàn và lắp ráp, sửa chữa, lắp đặt hệ thống trục chân vịt và đóng mới tàu quân sự.

Nơi làm việc chật hẹp ẩm ướt, bẩn và thiếu dưỡng khí, tư thế làm việc gò bó chịu tác động của khí CO, CO2, MnO2 và ồn.

7

Nhiệt luyện (bao gồm cả luyện gang hỗn hợp) để đúc chi tiết máy tàu quân sự.

Công việc rất nặng nhọc, rất nóng, ảnh hưởng của bức xạ nhiệt CO2, SO2.

8

Lắp đặt, sửa chữa hệ thống điện, đường ống, ắc quy trong hầm tàu quân sự.

Nóng, ẩm ướt, tư thế làm việc gò bó, thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ, chất độc.

9

Sửa chữa, lắp đặt ra đa tàu quân sự.

Chịu ảnh hưởng của điện từ trường siêu cao tần. Tư thế làm việc gò bó,

10

ứng cứu xử lý sự cố tràn dầu trên sông, biển.

Công việc khẩn cấp, nguy hiểm, tiếp xúc với khí độc.

III. Tăng-thiết giáp

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

điều kiện lao động loại VI

1

Huấn luyện thực hành lái và bắn trên xe tăng - thiết giáp bánh xích.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại do tác động của khói thuốc súng và tiếng động lớn, nơi làm việc chật hẹp, nóng bức, tập trung cao độ, căng thẳng thần kinh tâm lý.

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V

2

Sửa chữa các thiết bị vũ khí, khí tài trên xe tăng-thiết giáp.

Nơi làm việc chật hẹp, gò bó, nóng, chịu tác động của tiếng ồn lớn.

IV. Đặc công

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI VI

1

Lực lượng đặc công chống khủng bố.

Công việc căng thẳng thần kinh, rất nguy hiểm, phải tiếp xúc và sử dụng các loại vũ khí, trang thiết bị đặc chủng (gồm cả các loại hoá chất độc).

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V

2

Giáo viên trinh sát biệt động, tình báo.

Trực tiếp tiếp xúc với môi trường độc hại, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý.

V. Pháo binh

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI VI

1

Điều khiển pháo mặt đất tự hành.

Công việc rất nặng nhọc, môi trường lao động nóng, chật hẹp, gò bó, thiếu dưỡng khí, thiếu ánh sáng, ảnh hưởng khí CO2, ồn, rung, bụi vượt tiêu chuẩn cho phép .

2

Điều khiển ra đa mặt đất.

Công việc nặng nhọc, nơi làm việc nóng, chật hẹp, gò bó, thiếu dưỡng khí, ánh sáng, ồn, rung, bụi vượt tiêu chuẩn cho phép.

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V

3

Chỉ huy đại đội phóng tên lửa, trung đội chỉ huy, đội phóng (gồm kíp bệ phóng, kíp điều khiển) làm nhiệm vụ điều khiển tên lửa mặt đất.

Công việc nặng nhọc, rất nguy hiểm, thần kinh căng thẳng, ảnh hưởng tiếng ồn, rung xóc, bụi và nồng độ hoá chất độc hại cao.

4

Làm việc (theo kíp) trong xe huấn luyện tên lửa mặt đất.

Làm việc trong xe đặc chủng rất nóng, chật hẹp, gò bó, thiếu dưỡng khí, thiếu ánh sáng, ảnh hưởng của sóng điện từ.

[...]