Công trình công nghiệp nhẹ thuộc loại công trình xây dựng nào? Công trình công nghiệp nhẹ bao gồm những công trình gì?

Công trình công nghiệp nhẹ thuộc loại công trình xây dựng nào? Các công trình tại công trình công nghiệp nhẹ. Nội dung chính của Quy trình bảo trì công trình xây dựng.

Nội dung chính

    Công trình công nghiệp nhẹ thuộc loại công trình xây dựng nào?

    Căn cứ tại Mục 2 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về công trình sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp (công trình công nghiệp) như sau:

    CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP (CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP)

    Công trình sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp (công trình công nghiệp) là các công trình kết cấu dạng nhà (nhà công nghiệp) hoặc các hệ kết cấu khác sử dụng cho việc khai thác, sản xuất ra các loại nguyên liệu, vật liệu, sản phẩm, năng lượng phục vụ nhu cầu của con người và các ngành kinh tế, bao gồm:
    ...
    7. Công trình công nghiệp nhẹ:

     

    Như vậy, công trình công nghiệp nhẹ là một trong các công trình sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp hay còn gọi là công trình công nghiệp.

    Công trình công nghiệp nhẹ thuộc loại công trình xây dựng nào? Công trình công nghiệp nhẹ bao gồm những công trình gì?

    Công trình công nghiệp nhẹ thuộc loại công trình xây dựng nào? Công trình công nghiệp nhẹ bao gồm những công trình gì?  (Hình từ Internet) 

    Công trình công nghiệp nhẹ bao gồm những công trình gì?

    Căn cứ tiểu mục 7 Mục 2 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP thì Công trình công nghiệp nhẹ bao gồm:

    (1) Thực phẩm:

    Một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình hoặc một dây chuyền công nghệ trong các cơ sở sản xuất, chế biến, đóng gói, kho chứa các sản phẩm sữa; bánh kẹo, mỳ ăn liền; dầu ăn, hương liệu; đồ uống (rượu, bia, nước giải khát,...).

    (2) Sản phẩm tiêu dùng:

    Một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình hoặc một dây chuyền công nghệ trong các cơ sở sau sản xuất, chế biến, đóng gói, lắp ráp, chế tạo, kho chứa các sản phẩm và thực hiện các công việc có liên quan sau: xơ sợi; dệt; in, nhuộm (ngành dệt, may); sản phẩm may; thuộc da và các sản phẩm từ da; nhựa; đồ sành sứ, thủy tinh; bột giấy và giấy; thuốc lá; đồ điện tử (ti vi, máy tính, điện thoại...), điện lạnh (điều hòa, tủ lạnh,...); linh kiện, phụ tùng thông tin và điện tử (mạch in điện tử, IC và các sản phẩm tương đương); thuốc và vật tư y tế; các sản phẩm tiêu dùng khác.

    (3) Sản phẩm nông, thủy và hải sản:

    Một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình hoặc một dây chuyền công nghệ trong các cơ sở sau sản xuất, chế biến, đóng gói, kho chứa các sản phẩm và thực hiện các công việc có liên quan sau: thủy hải sản; đồ hộp; xay xát, lau bóng gạo; các sản phẩm nông sản khác.

    Quy trình bảo trì công trình xây dựng gồm những nội dung chính nào?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng quy định về quy trình bảo trì công trình xây dựng thìmNội dung chính của quy trình bảo trì công trình xây dựng bao gồm:

    - Các thông số kỹ thuật, công nghệ của công trình, bộ phận công trình và thiết bị công trình;

    - Quy định đối tượng, phương pháp và tần suất kiểm tra công trình;

    - Quy định nội dung và chỉ dẫn thực hiện bảo dưỡng công trình phù hợp với từng bộ phận công trình, loại công trình và thiết bị lắp đặt vào công trình;

    - Quy định thời điểm và chỉ dẫn thay thế định kỳ các thiết bị lắp đặt vào công trình;

    - Chỉ dẫn phương pháp sửa chữa các hư hỏng của công trình, xử lý các trường hợp công trình bị xuống cấp;

    - Quy định thời gian sử dụng của công trình, các bộ phận, hạng mục công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình;

    - Quy định về nội dung, phương pháp và thời điểm đánh giá lần đầu, tần suất đánh giá đối với công trình phải đánh giá an toàn trong quá trình khai thác sử dụng theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và quy định của pháp luật có liên quan;

    - Xác định thời điểm, đối tượng và nội dung cần kiểm định định kỳ;

    - Quy định thời điểm, phương pháp, chu kỳ quan trắc đối với công trình có yêu cầu thực hiện quan trắc;

    - Quy định về hồ sơ bảo trì công trình xây dựng và việc cập nhật thông tin vào hồ sơ bảo trì công trình xây dựng;

    - Các chỉ dẫn khác liên quan đến bảo trì công trình xây dựng và quy định các điều kiện nhằm bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thực hiện bảo trì công trình xây dựng.

    Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 31 Nghị định 06/2021/NĐ-CP thì trách nhiệm lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng được quy định như sau:

    - Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì công trình xây dựng, bộ phận công trình cùng với hồ sơ thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở; cập nhật quy trình bảo trì cho phù hợp với các nội dung thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng (nếu có) trước khi nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng;

    - Nhà thầu cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì đối với thiết bị do mình cung cấp trước khi lắp đặt vào công trình;

    - Trường hợp nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị không lập được quy trình bảo trì, chủ đầu tư có thể thuê đơn vị tư vấn khác có đủ điều kiện năng lực để lập quy trình bảo trì cho các đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản này và có trách nhiệm chi trả chi phí tư vấn;

    - Chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt quy trình bảo trì theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 126 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 47 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020. Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có thể thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra một phần hoặc toàn bộ quy trình bảo trì công trình xây dựng do nhà thầu thiết kế lập làm cơ sở cho việc phê duyệt.

    9