Công chức chuyển ngạch từ chuyên viên và tương đương sang ngạch Kiểm soát viên ngân hàng cần đáp ứng yêu cầu gì?
Nội dung chính
Yêu cầu đối với công chức chuyển ngạch từ ngạch Chuyên viên và tương đương sang ngạch Kiểm soát viên ngân hàng?
Tại Khoản 5 Điều 6 Thông tư 14/2022/TT-NHNN (có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định yêu cầu đối với công chức chuyển ngạch từ ngạch Chuyên viên và tương đương sang ngạch Kiểm soát viên ngân hàng như sau:
Có kinh nghiệm công tác trong ngành Ngân hàng từ đủ 02 năm trở lên, trong đó có tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) công tác về kiểm soát, kiểm toán tại Ngân hàng Nhà nước (không kể thời gian tập sự, thử việc).
Công chức chuyển ngạch từ chuyên viên và tương đương sang ngạch Kiểm soát viên ngân hàng cần đáp ứng yêu cầu gì? (Hình từ Internet)
Ngạch Thủ kho, thủ quỹ ngân hàng có chức trách như thế nào?
Tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư 14/2022/TT-NHNN (có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định chức trách của ngạch Thủ kho, thủ quỹ ngân hàng như sau:
Là công chức chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành Ngân hàng, thực hiện việc quản lý và đảm bảo an toàn tuyệt đối các loại tài sản bảo quản trong kho tiền Ngân hàng Nhà nước theo nhiệm vụ được giao, được bố trí ở các vị trí việc làm tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước.
Nhiệm vụ của ngạch Thủ kho, thủ quỹ ngân hàng như thế nào?
Tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư 14/2022/TT-NHNN (có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định nhiệm vụ của ngạch Thủ kho, thủ quỹ ngân hàng như sau:
- Thực hiện việc nhập - xuất (thu - chi) tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá chính xác, kịp thời, đầy đủ theo đúng lệnh của cấp có thẩm quyền, đúng chứng từ kế toán hợp lệ, hợp pháp;
- Mở sổ quỹ; sổ theo dõi từng loại tiền, từng loại tài sản; thẻ kho; các sổ sách cần thiết khác; ghi chép và bảo quản các sổ sách, giấy tờ đầy đủ, rõ ràng, chính xác;
- Tổ chức sắp xếp tiền mặt, tài sản trong kho tiền gọn gàng, khoa học, đảm bảo vệ sinh kho tiền; áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo chất lượng tiền, tài sản trong kho tiền;
- Tham gia kiểm kê tài sản trong kho tiền định kỳ hoặc đột xuất đảm bảo sự khớp đúng giữa tồn kho thực tế với sổ sách kế toán và sổ quỹ, thẻ kho;
- Quản lý, giữ chìa khóa một ổ khóa cửa kho tiền bảo quản tài sản được giao, các ổ khóa cửa gian kho và các phương tiện bảo quản tài sản trong kho tiền (két, tủ sắt); chịu trách nhiệm cá nhân đối với tài sản trong kho tiền thuộc nhiệm vụ được giao;
- Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo, kiểm kê kho tiền, theo đúng quy định của Nhà nước và của ngành.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch Thủ kho, thủ quỹ ngân hàng như thế nào?
Tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư 14/2022/TT-NHNN (có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch Thủ kho, thủ quỹ ngân hàng như sau:
- Thông thạo các quy trình, quy định về chế độ quản lý kho tiền của Ngân hàng Nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Thông hiểu các văn bản pháp luật Nhà nước về nghĩa vụ, trách nhiệm bảo quản an toàn tài sản;
- Nắm vững trình tự, thủ tục nghiệp vụ hành chính của Ngân hàng Nhà nước, đơn vị;
- Nắm được chức năng, nhiệm vụ của ngành, của đơn vị;
- Thực hiện đúng các thủ tục về xử lý chứng từ, ghi chép sổ quỹ, thẻ kho;
- Thành thạo về nghiệp vụ kiểm ngân và quỹ nghiệp vụ ngân hàng;
- Sử dụng được máy móc, thiết bị, công cụ kỹ thuật chuyên dùng có liên quan đến việc bảo vệ an ninh, an toàn kho tiền.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của ngạch Thủ kho, thủ quỹ ngân hàng như thế nào?
Tại Khoản 4 Điều 7 Thông tư 14/2022/TT-NHNN (có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của ngạch Thủ kho, thủ quỹ ngân hàng như sau:
Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên với ngành hoặc chuyên ngành: kinh tế, tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán.