Cơ sở xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa là gì?

Cơ sở xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa là gì?

Nội dung chính

    Cơ sở xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa là gì?

    Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 17/2014/TT-BTNMT, có các cơ sở xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa như sau:

    (1) Hồ sơ địa chính;

    (2) Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất;

    (3) Báo cáo thuyết minh quy hoạch và bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.

    Trường hợp có báo cáo thuyết minh quy hoạch và bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp xã thì sử dụng báo cáo thuyết minh và bản đồ quy hoạch sử dụng đất của cấp xã và huyện;

    (4) Chỉ tiêu diện tích đất trồng lúa, đất chuyên trồng lúa nước do quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp trên trực tiếp phân bổ trong kỳ quy hoạch;

    (5) Báo cáo thuyết minh và bản đồ quy hoạch xây dựng nông thôn mới (nếu có);

    (6) Báo cáo thuyết minh và bản đồ phân hạng đất trồng lúa (nếu có);

    (7) Báo cáo thuyết minh và bản đồ quy hoạch sử dụng đất trồng lúa (nếu có).

    Cơ sở xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa là gì?

    Cơ sở xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa là gì? (Hình từ Internet)

    Hồ sơ ranh giới, diện tích đất trồng lúa gồm những tài liệu gì?

    Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 17/2014/TT-BTNMT, hồ sơ ranh giới, diện tích đất trồng lúa gồm những tài liệu như sau:

    (1) Bản đồ ranh giới, diện tích đất trồng lúa, đất trồng lúa nước cần bảo vệ và đất chuyên trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt;

    (2) Biên bản kiểm tra và xác nhận kết quả xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa, đất trồng lúa nước cần bảo vệ và đất chuyên trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt.

    (3) Quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện về kết quả xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa, đất trồng lúa nước cần bảo vệ và đất chuyên trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt của cấp xã.

    Đất trồng lúa thuộc nhóm đất nào? Thời hạn sử dụng bao lâu?

    Khoản 2 Điều 9 Luật Đất đai 2024 quy định:

    Phân loại đất:
    ...
    2. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
    a) Đất trồng cây hằng năm, gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác;
    b) Đất trồng cây lâu năm;
    c) Đất lâm nghiệp, gồm đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất;
    d) Đất nuôi trồng thủy sản;
    đ) Đất chăn nuôi tập trung;
    e) Đất làm muối;
    g) Đất nông nghiệp khác.
    ...

    Căn cứ quy định trên, đất trồng lúa thuộc nhóm đất nông nghiệp.

    Điều 171 Luật Đất đai 2024 quy định

    Đất sử dụng ổn định lâu dài
    1. Đất ở.
    2. Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng quy định tại khoản 4 Điều 178 của Luật này.
    3. Đất rừng đặc dụng; đất rừng phòng hộ; đất rừng sản xuất do tổ chức quản lý.
    4. Đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của cá nhân đang sử dụng ổn định được Nhà nước công nhận mà không phải là đất được Nhà nước giao có thời hạn, cho thuê.
    5. Đất xây dựng trụ sở cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 199 của Luật này; đất xây dựng công trình sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 2 Điều 199 của Luật này.
    6. Đất quốc phòng, an ninh.
    7. Đất tín ngưỡng.
    8. Đất tôn giáo quy định tại khoản 2 Điều 213 của Luật này.
    9. Đất sử dụng vào mục đích công cộng không có mục đích kinh doanh.
    10. Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng; đất cơ sở lưu giữ tro cốt.
    11. Đất quy định tại khoản 3 Điều 173 và khoản 2 Điều 174 của Luật này.

    Đồng thời, khoản 1 Điều 172 Luật Đất đai 2024 quy định:

    Đất sử dụng có thời hạn
    1. Trừ các trường hợp quy định tại Điều 171 của Luật này, thời hạn sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau:
    a) Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng trong hạn mức quy định tại Điều 176 của Luật này là 50 năm. Khi hết thời hạn sử dụng đất, thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại điểm này mà không phải làm thủ tục gia hạn;
    b) Thời hạn cho thuê đất nông nghiệp đối với cá nhân không quá 50 năm. Khi hết thời hạn thuê đất, cá nhân nếu có nhu cầu thì được Nhà nước xem xét tiếp tục cho thuê đất nhưng không quá 50 năm;
    c) Thời hạn giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất được xem xét, quyết định theo thời hạn hoạt động của dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất, thuê đất nhưng không quá 50 năm.
    Đối với các dự án có thời hạn hoạt động trên 50 năm theo quy định của Luật Đầu tư thì thời hạn giao đất, cho thuê đất theo thời hạn của dự án nhưng không quá 70 năm.
    Khi hết thời hạn, người sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quá thời hạn quy định tại khoản này.
    Trường hợp không phải lập dự án đầu tư thì thời hạn sử dụng đất được xem xét trên cơ sở đơn xin giao đất, cho thuê đất nhưng không quá 50 năm;
    d) Thời hạn cho thuê đất xây dựng trụ sở làm việc của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao không quá 99 năm. Khi hết thời hạn, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao nếu có nhu cầu sử dụng đất thì được Nhà nước xem xét gia hạn hoặc cho thuê đất khác; thời hạn gia hạn hoặc cho thuê đất khác không quá thời hạn quy định tại khoản này.

    Căn cứ quy định này, thời hạn sử dụng đất trồng lúa được quy định như sau:

    - Trường hợp giao đất, công nhận quyền sử dụng đất trồng lúa đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp: Thời hạn sử dụng là 50 năm.

    - Thời hạn cho thuê đất trồng lúa đối với hộ gia đình, cá nhân: Không quá 50 năm.

    - Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp: Không quá 50 năm.

    13