Cơ sở nhiên liệu chủ yếu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc nước ta là gì?

Cơ sở nhiên liệu chủ yếu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc nước ta là gì? Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng phải có các nội dung chính gì?

Nội dung chính

    Cơ sở nhiên liệu chủ yếu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc nước ta là gì?

    Cơ sở nhiên liệu chủ yếu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc nước ta là than đá.

    Than đá là loại đá trầm tích có màu đen hoặc màu nâu đen, nó thường xuất hiện trong các tầng đá nhiều lớp hoặc lớp khoáng chất. Khoáng sản này được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp, được dùng làm nhiên liệu, năng lượng, công nghệ khí hóa, hóa lỏng...

    Trữ lượng than tại Quảng Ninh đang chiếm diện tích lớn bậc nhất. Bể than Quảng Ninh được phát hiện từ sớm gồm nhiều loại than đá khác nhau, các loại than lớn nhỏ tạo nên sản lượng khá lớn cho tài nguyên của nước.

    Than đá đang là nguồn tài nguyên được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống của nước ta, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp. Điều đó cho thấy đời sống của người dân đang chú trong vào việc sản xuất và cải thiện đời sống tốt hơn.

    Như vậy, cơ sở nhiên liệu chủ yếu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc nước ta là than đá.

    (Nội dung về Cơ sở nhiên liệu chủ yếu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc nước ta là gì? chỉ mang tính chất tham khảo)

    Cơ sở nhiên liệu chủ yếu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc nước ta là gì?

    Cơ sở nhiên liệu chủ yếu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc nước ta là gì? (Hình từ Internet)

    Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng phải có các nội dung chính gì từ 01/7/2025?

    Theo quy định tại Điều 10 Luật Địa chất và khoáng sản 2024 như sau:

    Điều 10. Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng
    1. Việc lập chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng phải bảo đảm các nguyên tắc và căn cứ sau đây:
    a) Phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; chiến lược bảo vệ Tổ quốc; chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia; nhu cầu của thị trường thế giới;
    b) Bảo đảm tính phối hợp đồng bộ giữa hoạt động điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản trên phạm vi cả nước; khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên địa chất, khoáng sản;
    c) Bảo đảm nhu cầu về khoáng sản, tài nguyên địa chất khác phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội;
    d) Kết quả điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản đã thực hiện; tiền đề và dấu hiệu địa chất liên quan đến tài nguyên địa chất, khoáng sản;
    đ) Phù hợp với nguồn lực của Nhà nước theo từng thời kỳ.
    2. Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng phải có các nội dung chính sau đây:
    a) Quan điểm chỉ đạo, mục tiêu trong điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản; khai thác khoáng sản, tài nguyên địa chất; bảo vệ khoáng sản, tài nguyên địa chất chưa khai thác; thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng hợp lý, tiết kiệm khoáng sản;
    b) Định hướng điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản và nghiên cứu khoa học trong điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản từng thời kỳ; phối hợp, lồng ghép các hoạt động điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản của các Bộ, ngành, địa phương;
    c) Định hướng khai thác, sử dụng tài nguyên địa chất, khoáng sản bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả gắn với yêu cầu bảo vệ tài nguyên địa chất, khoáng sản chưa khai thác;
    d) Định hướng thăm dò, khai thác khoáng sản cho từng nhóm khoáng sản, chế biến và sử dụng hợp lý, tiết kiệm khoáng sản sau khai thác trong kỳ lập chiến lược;
    đ) Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản; khai thác, sử dụng khoáng sản, tài nguyên địa chất; bảo vệ khoáng sản, tài nguyên địa chất chưa khai thác, sử dụng; thăm dò, khai thác khoáng sản cho từng nhóm khoáng sản, chế biến và sử dụng hợp lý, tiết kiệm khoáng sản sau khai thác; dự trữ khoáng sản quốc gia.
    3. Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng được lập cho giai đoạn 10 năm, tầm nhìn 30 năm theo kỳ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
    4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương có liên quan lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng.

    Theo đó, chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng phải có các nội dung chính như sau:

    - Quan điểm chỉ đạo, mục tiêu trong điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản; khai thác khoáng sản, tài nguyên địa chất; bảo vệ khoáng sản, tài nguyên địa chất chưa khai thác; thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng hợp lý, tiết kiệm khoáng sản;

    - Định hướng điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản và nghiên cứu khoa học trong điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản từng thời kỳ; phối hợp, lồng ghép các hoạt động điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản của các Bộ, ngành, địa phương;

    - Định hướng khai thác, sử dụng tài nguyên địa chất, khoáng sản bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả gắn với yêu cầu bảo vệ tài nguyên địa chất, khoáng sản chưa khai thác;

    - Định hướng thăm dò, khai thác khoáng sản cho từng nhóm khoáng sản, chế biến và sử dụng hợp lý, tiết kiệm khoáng sản sau khai thác trong kỳ lập chiến lược;

    - Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản; khai thác, sử dụng khoáng sản, tài nguyên địa chất; bảo vệ khoáng sản, tài nguyên địa chất chưa khai thác, sử dụng; thăm dò, khai thác khoáng sản cho từng nhóm khoáng sản, chế biến và sử dụng hợp lý, tiết kiệm khoáng sản sau khai thác; dự trữ khoáng sản quốc gia.

    Luật Địa chất và khoáng sản 2024 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.

    Chuyên viên pháp lý Trần Thị Mộng Nhi
    saved-content
    unsaved-content
    343