Có mấy nguyên tắc xác định phần đất để bảo vệ bảo trì đường đô thị?
Nội dung chính
Có mấy nguyên tắc xác định phần đất để bảo vệ bảo trì đường đô thị?
Căn cứ khoản 2 Điều 14 Luật Đường bộ 2024 quy định phần đất để bảo vệ, bảo trì đường đô thị được xác định theo nguyên tắc sau đây:
- Đường đô thị đã có hè phố thì sử dụng một phần hè phố để thực hiện bảo vệ, bảo trì đường đô thị;
- Trường hợp đường đô thị đi sát với tường bao nhà ở, tường bao công trình xây dựng khác, đường không có hè phố, đường nằm trong ngõ, ngách, kiệt, hẻm, đường nội bộ khu dân cư đô thị thì được sử dụng một phần mặt đường khi thực hiện bảo vệ, bảo trì đường đô thị;
- Trường hợp không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì được xác định tương tự đường ngoài đô thị;
- Phần đất để bảo vệ, bảo trì cầu, cống, rãnh, hố thu và các hạng mục công trình của đường đô thị được xác định theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 Luật Đường bộ 2024. Trường hợp cầu, cống, rãnh, hố thu và các hạng mục công trình của đường đô thị nằm liền kề với công trình xây dựng khác thì phần đất để bảo vệ, bảo trì là ranh giới của các công trình.
Như vậy, có 4 nguyên tắc xác định phần đất để bảo vệ bảo trì đường bộ.
Phía trên là thông tin tham khảo Có mấy nguyên tắc xác định phần đất để bảo vệ bảo trì đường bộ?
Có mấy nguyên tắc xác định phần đất để bảo vệ bảo trì đường đô thị? (Hình từ Internet)
Chiều rộng phần đất để bảo vệ bảo trì đường bộ ngoài đô thị được xác định theo nguyên tắc nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 14 Luật Đường bộ 2024 quy định chiều rộng phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ ngoài đô thị phụ thuộc vào cấp kỹ thuật của đường bộ và được xác định theo nguyên tắc sau đây:
- Đối với đường bộ có nền đắp, phần đất để bảo vệ, bảo trì được xác định từ chân ta luy nền đường ra bên ngoài;
- Đối với đường bộ có nền đào, phần đất để bảo vệ, bảo trì được xác định từ mép ngoài cùng của rãnh đỉnh ra bên ngoài; ở nơi không xây dựng rãnh đỉnh thì xác định từ mép trên cùng đỉnh mái ta luy dương nền đường ra bên ngoài;
- Đối với cầu, cống, rãnh, hố thu và các hạng mục công trình của đường bộ thì phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ được xác định từ mép ngoài bộ phận kết cấu ngoài cùng của công trình trở ra; đối với cầu cạn, cầu vượt trên cao, phạm vi đất để bảo vệ, bảo trì cầu được xác định từ mép ngoài trở ra của móng các hạng mục công trình mố, trụ, mép ngoài của kết cấu cầu;
- Đối với trường hợp không thuộc quy định tại các điểm a, b và c khoản này, phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ nằm dọc phía ngoài lề đường và cách lề đường một khoảng đủ để xây dựng rãnh thoát nước, nhưng không nhỏ hơn 01 mét.
Phía trên là thông tin tham khảo Có mấy nguyên tắc xác định phần đất để bảo vệ bảo trì đường bộ?
Đường đô thị là đường trong phạm vi nào?
Căn cứ Điều 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2024/BGTVT về Báo hiệu đường bộ ban hành kèm theo Thông tư 51/2024/TT-BGTVT quy định như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3.1. Đường đô thị (ĐĐT) là đường trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị, bao gồm: đường cao tốc đô thị, đường phố, đường ngõ, ngách, kiệt, hẻm trong đô thị.
3.2. Đường qua khu đông dân cư là đoạn đường bộ nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã, nội thị trấn và những đoạn đường có dân cư sinh sống sát dọc theo đường và được xác định bằng biển báo bắt đầu khu đông dân cư và biển báo hết khu đông dân cư (khi cần thiết có thể xác định riêng cho từng chiều đường).
3.3. Đường dành riêng cho các loại phương tiện cơ giới là phần đường hoặc làn đường dành riêng cho phương tiện cơ giới lưu thông, tách biệt với phần đường dành riêng cho các phương tiện thô sơ và người đi bộ bằng dải phân cách hoặc vạch sơn dọc liền và được chỉ dẫn bằng biển báo hiệu hoặc vạch sơn.
3.4. Đường dành riêng cho một số loại phương tiện là tuyến đường, phần đường hoặc làn đường dành riêng cho một hoặc một vài loại phương tiện được lưu thông tách biệt với phần đường cho các phương tiện khác và được chỉ dẫn bằng biển báo hiệu hoặc vạch sơn.
[...]
Theo đó, đường đô thị là đường nằm trong phạm vi địa giới hành chính của khu vực nội thành, nội thị. Đường đô thị bao gồm nhiều loại đường từ đường cao tốc đô thị đến hẻm, ngách trong khu đô thị.
Phía trên là thông tin tham khảo Có mấy nguyên tắc xác định phần đất để bảo vệ bảo trì đường đô thị?