Có giới hạn mức đóng BHXH hay không theo quy định của pháp luật hiện hành?
Nội dung chính
Có giới hạn mức đóng BHXH hay không theo quy định của pháp luật hiện hành?
Theo quy định tại Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì mức đóng BHXH như sau:
Trách nhiệm đóng của các đối tượng | Tỷ lệ đóng các loại bảo hiểm | ||||
BHXH | BHTNLĐ-BNN | BHYT | BHTN | Tổng cộng | |
Doanh nghiệp | 17% | 0,5% | 3% | 1% | 21,5% |
Người lao động | 8% | 1,5% | 1% | 10,5% | |
TỔNG | 32% | ||||
Mức đóng BHXH = Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm x Tỷ lệ trích đóng |
Tuy nhiên theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Luật Bảo hiểm y 2008 sửa đổi 2014, Luật việc làm 2013 thì mức tiền lương tháng tối đa để đóng các loại bảo hiểm như sau:
- Bảo hiểm xã hội: mức tiền lương tháng đối đa để đóng là 20 lần lương cơ sở.
- Bảo hiểm y tế: mức tiền lương tháng đối đa để đóng là 20 lần lương cơ sở.
- Bảo hiểm thất nghiệp: mức tiền lương tháng tối đa để đóng là 20 lần lương tối thiểu vùng.
Trong năm 2019 thì mức lương cơ sở và lương tối thiểu vùng được quy định như sau:
Theo Nghị định 72/2018/NĐ-CP thì mức lương cơ sở từ 01/01/2019 - 30/06/2019 là 1.390.000 đồng.
Theo Nghị quyết 70/2018/QH14 thì mức lương cơ sở mới từ ngày 01/7/2019 là 1.490.000 đồng.
Theo Nghị định 157/2018/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/01/2019:
Mức lương tối thiểu | Địa bàn áp dụng |
4.180.000 đồng/tháng | Áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc Vùng I |
3.710.000 đồng/tháng | Áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc Vùng II |
3.250.000 đồng/tháng | Áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc Vùng III |
2.920.000 đồng/tháng | Áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc Vùng IV |
==> Như vậy theo quy định trên đây thì mức đóng BHXH có quy định mức tối đa được đóng. Dù mức lương có cao thì vẫn đóng theo mức tối đa mà nhà nước quy định.