Cơ cấu tổ chức của Cảng vụ đường thủy nội địa tại Việt Nam được quy định chi tiết như thế nào?

Cơ cấu tổ chức của Cảng vụ đường thủy nội địa tại Việt Nam được quy định chi tiết như thế nào theo pháp luật hiện hành?

Nội dung chính

    Cơ cấu tổ chức của Cảng vụ đường thủy nội địa tại Việt Nam được quy định chi tiết như thế nào?

    Theo Điều 7 Thông tư 18/2021/TT-BGTVT có quy định về cấu tổ chức, cụ thể như sau:

    - Các phòng chuyên môn nghiệp vụ:

    + Phòng Tổ chức - Hành chính;

    + Phòng Tài chính;

    + Phòng Pháp chế - Thanh tra;

    + Phòng Quản lý cảng, bến.

    Trường hợp số lượng phòng chuyên môn nghiệp vụ ít hơn số lượng quy định tại Khoản này, Cục trưởng Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam quyết định việc tổ chức lại các phòng cho phù hợp (đối với các Cảng vụ đường thủy nội địa trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam) sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải hoặc Sở trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định theo thẩm quyền (đối với Cảng vụ đường thủy nội địa thuộc Sở).

    - Đại diện Cảng vụ đường thuỷ nội địa

    Đại diện Cảng vụ đường thuỷ nội địa thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng, bến, khu neo đậu theo quy định, được sử dụng con dấu riêng.

    Cục trưởng Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam, Giám đốc Sở quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể Đại diện Cảng vụ đường thuỷ nội địa thuộc phạm vi quản lý theo đề nghị của Giám đốc Cảng vụ đường thuỷ nội địa.

    - Giám đốc Cảng vụ đường thuỷ nội địa quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng chuyên môn nghiệp vụ; quy định chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý của Đại diện Cảng vụ đường thủy nội địa theo quy định.

    16