Chuyển giao di sản trong lĩnh vực tương trợ tư pháp Việt - Lào được thực hiện như thế nào?
Nội dung chính
Chuyển giao di sản trong lĩnh vực tương trợ tư pháp Việt - Lào được thực hiện như thế nào?
Chuyển giao di sản trong lĩnh vực tương trợ tư pháp Việt - Lào được quy định tại Điều 43 Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự giữa Việt Nam và Lào ban hành kèm theo Quyết định 58QĐ/1999/CTN, cụ thể như sau:
1. Nếu Cơ quan tư pháp của Nước ký kết này đã giải quyết xong việc thừa kế di sản theo thể lệ hoặc phải chuyển giao số tiền bán di sản cho người thừa kế cư trú trên lãnh thổ của Nước ký kết kia, nhưng người thừa kế hoặc người đại diện của người thừa kế không có khả năng đến nhận di sản hoặc số tiền còn lại sau khi thanh toán các nghĩa vụ hoặc sau khi phân chia trực tiếp, thì di sản hoặc số tiền nói trên sẽ được chuyển qua Đại sứ quán hoặc Cơ quan Lãnh sự của Nước ký kết mà người được hưởng là công dân.
2. Việc chuyển giao di sản theo khoản 1 Điều này sẽ được tiến hành khi:
a/ Đảm bảo việc thanh toán nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan thừa kế theo quy định cuả pháp luật của Nước ký kết nơi có di sản đó;
b/ Bảo đảm việc đền bù hoặc thanh toán đầy đủ nợ của người để lại di sản theo thời hạn quy định trong pháp luật của Nước ký kết nơi có di sản đó;
c/ Đã thanh toán tất cả hoặc đảm bảo thanh toán tất cả các lệ phí và các khoản thuế liên quan đến thừa kế;
d/ Cơ quan có thẩm quyền liên quan chấp thuận sự cần thiết và quyết định cho phép chuyển ra nước ngoài phần di sản được thừa kế, hoặc số tiền có được do bán di sản đó, nếu điều đó là cần thiết và được pháp luật nước đó cho phép.
Trên đây là nội dung quy định về chuyển giao di sản trong lĩnh vực tương trợ tư pháp Việt - Lào.
Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất