Chùa nào còn có tên gọi là chùa Ve Chai? Ý nghĩa của tên gọi chùa Ve Chai

Chùa nào còn có tên gọi là chùa Ve Chai? Ý nghĩa của tên gọi chùa Ve Chai

Nội dung chính

    Chùa nào còn có tên gọi là chùa Ve Chai? Ý nghĩa của tên gọi chùa Ve Chai

    Chùa Linh Phước, nằm ở ngoại ô thành phố Đà Lạt, còn được người dân quen gọi với cái tên gần gũi là chùa Ve Chai. Tên gọi này xuất phát từ đặc điểm kiến trúc rất độc đáo của ngôi chùa nơi mà hàng triệu mảnh sành, sứ, chai lọ và mảnh gốm được tận dụng để trang trí khắp các bức tường, mái vòm và tượng thờ. Những vật liệu tưởng chừng như bỏ đi ấy lại được sắp xếp một cách tinh tế, tạo nên vẻ đẹp độc đáo hiếm thấy.

    Tên gọi chùa Ve Chai nghe mộc mạc, nhưng lại chứa đựng thông điệp sâu sắc. Nó thể hiện tinh thần tiết kiệm, biết trân quý những điều nhỏ bé, đồng thời phản ánh tư tưởng Phật giáo về sự chuyển hóa nơi những gì cũ kỹ vẫn có thể góp phần tạo nên cái đẹp và giá trị. Ngoài ra, cách gọi này cũng gắn liền với sự gần gũi, bình dị của ngôi chùa đối với người dân địa phương và du khách.

    Chùa Linh Phước nổi tiếng với kiến trúc khảm sành ấn tượng hơn nữa là điểm đến tâm linh và văn hóa đặc sắc của Đà Lạt, thu hút đông đảo người thăm viếng và chiêm bái mỗi năm.

    Nội dung "Chùa nào còn có tên gọi là chùa Ve Chai? Ý nghĩa của tên gọi chùa Ve Chai" trên chỉ mang tính chất tham khảo.

    Chùa nào còn có tên gọi là chùa Ve Chai? Ý nghĩa của tên gọi chùa Ve Chai

    Chùa nào còn có tên gọi là chùa Ve Chai? Ý nghĩa của tên gọi chùa Ve Chai (Hình từ Internet)

    Đất tôn giáo có được sử dụng cho mục đích khác không?

    Căn cứ tại khoản 5 Điều 213 Luật Đất đai 2024 quy định về đất tôn giáo như sau:

    Điều 213. Đất tôn giáo
    1. Đất tôn giáo bao gồm đất xây dựng cơ sở tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc và công trình tôn giáo hợp pháp khác.
    2. Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với đất xây dựng cơ sở tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc.
    3. Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc sử dụng đất không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
    4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ nhu cầu thực tế về hoạt động tôn giáo và khả năng quỹ đất của địa phương để quy định hạn mức và quyết định diện tích đất giao cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc trên địa bàn tỉnh.
    5. Việc sử dụng đất tôn giáo kết hợp với thương mại, dịch vụ phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 218 của Luật này.
    6. Trường hợp Nhà nước thu hồi đất tôn giáo quy định tại khoản 2 Điều này thì được bố trí địa điểm mới phù hợp với quỹ đất của địa phương và sinh hoạt tôn giáo của các tín đồ.

    Đồng thời, căn cứ tại điểm e khoản 1 Điều 218 Luật đất đai 2024 quy định về sử dụng đất kết hợp đa mục đích như sau:

    Điều 218. Sử dụng đất kết hợp đa mục đích
    1. Các loại đất sau đây được sử dụng kết hợp đa mục đích:
    a) Đất nông nghiệp được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ, chăn nuôi, trồng cây dược liệu;
    b) Đất sử dụng vào mục đích công cộng được kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ;
    c) Đất xây dựng công trình sự nghiệp được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ;
    d) Đất ở được sử dụng kết hợp với mục đích nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, công trình sự nghiệp có mục đích kinh doanh;
    đ) Đất có mặt nước được sử dụng kết hợp đa mục đích theo quy định tại các điều 188, 189 và 215 của Luật này;
    e) Đất tôn giáo, đất tín ngưỡng được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ;
    g) Đất quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 9 của Luật này được sử dụng kết hợp mục đích nông nghiệp, xây dựng công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ, thông tin, quảng cáo ngoài trời, điện mặt trời.
    [...]

    Như vậy theo nhưng quy định trên, đất tôn giáo là một trong loại đất sử dụng kết hợp đa mục đích, được sử dụng cho mục đích khác là thương mại, dịch vụ.

    Chuyên viên pháp lý Nguyễn Mai Bảo Ngọc
    saved-content
    unsaved-content
    190