Năm 2025, có được chuyển mục đích sử dụng đất từ đất tôn giáo sang đất ở không?

Chuyên viên pháp lý: Đặng Trần Trà My
Tham vấn bởi Luật sư: Nguyễn Thụy Hân
Có được chuyển mục đích sử dụng đất từ đất tôn giáo sang đất ở không? Thời hạn sử dụng đất đối với đất tôn giáo được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất là bao lâu?

Nội dung chính

    Năm 2025, có được chuyển mục đích sử dụng đất từ đất tôn giáo sang đất ở không?

    Căn cứ theo điểm g khoản 3 Điều 9 Luật Đất đai 2024 quy định về phân loại đất như sau:

    Điều 9. Phân loại đất
    ...
    3. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
    ...
    đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, gồm: đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản;
    e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng, gồm: đất công trình giao thông; đất công trình thủy lợi; đất công trình cấp nước, thoát nước; đất công trình phòng, chống thiên tai; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên; đất công trình xử lý chất thải; đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng; đất công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; đất chợ dân sinh, chợ đầu mối; đất khu vui chơi, giải trí công cộng, sinh hoạt cộng đồng;
    g) Đất sử dụng cho hoạt động tôn giáo (sau đây gọi là đất tôn giáo); đất sử dụng cho hoạt động tín ngưỡng (sau đây gọi là đất tín ngưỡng);
    h) Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng; đất cơ sở lưu giữ tro cốt;
    i) Đất có mặt nước chuyên dùng;
    k) Đất phi nông nghiệp khác.
    ...

    Đồng thời, tại điểm đ khoản 1 Điều 121 Luật Đất đai 2024 quy định về chuyển mục đích sử dụng đất như sau:

    Điều 121. Chuyển mục đích sử dụng đất
    1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bao gồm:
    a) Chuyển đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp;
    b) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
    c) Chuyển các loại đất khác sang đất chăn nuôi tập trung khi thực hiện dự án chăn nuôi tập trung quy mô lớn;
    d) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang loại đất phi nông nghiệp khác được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất;
    đ) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
    ...

    Theo đó, đất tôn giáo là loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất tôn giáo sang đất ở được hiểu là chuyển đổi từ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở.

    Như vậy, năm 2025 người sử dụng đất được phép chuyển mục đích sử dụng đất tôn giáo sang đất ở tuy nhiên phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Năm 2025, có được chuyển mục đích sử dụng đất từ đất tôn giáo sang đất ở không? (Hình ảnh từ Internet)

    Thời hạn sử dụng đất đối với đất tôn giáo được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất là bao lâu?

    Căn cứ Điều 171 Luật Đất đai 2024 quy định về đất sử dụng ổn định lâu dài như sau:

    Điều 171. Đất sử dụng ổn định lâu dài
    ...
    5. Đất xây dựng trụ sở cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 199 của Luật này; đất xây dựng công trình sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 2 Điều 199 của Luật này.
    6. Đất quốc phòng, an ninh.
    7. Đất tín ngưỡng.
    8. Đất tôn giáo quy định tại khoản 2 Điều 213 của Luật này.
    9. Đất sử dụng vào mục đích công cộng không có mục đích kinh doanh.
    ...

    Theo đó, quy định tại khoản 2 Điều 213 Luật Đất đai 2024 như sau:

    Điều 213. Đất tôn giáo
    1. Đất tôn giáo bao gồm đất xây dựng cơ sở tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc và công trình tôn giáo hợp pháp khác.
    2. Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với đất xây dựng cơ sở tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc.
    ...

    Như vậy, từ quy định trên thì đất tôn giáo được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có thời hạn sử dụng ổn định lâu dài.

    Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai được quy định như thế nào?

    Căn cứ theo Điều 20 Luật Đất đai 2024 quy định về nội dung quản lý Nhà nước về đất đai như sau:

    - Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai.

    - Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hợp tác quốc tế trong quản lý, sử dụng đất đai.

    - Xác định địa giới đơn vị hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính.

    - Đo đạc, chỉnh lý, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất và các bản đồ chuyên ngành về quản lý, sử dụng đất.

    - Điều tra, đánh giá và bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đai.

    - Lập, điều chỉnh, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

    - Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, công nhận quyền sử dụng đất, trưng dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

    - Điều tra, xây dựng bảng giá đất, giá đất cụ thể, quản lý giá đất.

    - Quản lý tài chính về đất đai.

    - Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, trưng dụng đất.

    - Phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất.

    - Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính; cấp, đính chính, thu hồi, hủy giấy chứng nhận.

    - Thống kê, kiểm kê đất đai.

    - Xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai.

    - Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

    - Giải quyết tranh chấp đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai.

    - Cung cấp, quản lý hoạt động dịch vụ công về đất đai.

    - Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.

    saved-content
    unsaved-content
    37