Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Chiếm đất chưa sử dụng tại nông thôn thì có bị xử phạt hành chính hay không? Nếu có thì mức phạt là bao nhiêu?

Chiếm đất chưa sử dụng tại nông thôn thì có bị xử phạt hành chính hay không? Nếu có thì mức phạt là bao nhiêu?

Nội dung chính

    Chiếm đất là gì?

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP như sau:

    Giải thích từ ngữ:
    ...
    2.Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    a) Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;
    b) Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;
    c) Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);
    d) Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.
    ...

    Qua đó, chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    - Không được sự cho phép Cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai nhưng vẫn tự ý sử dụng đất;

    - Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sở hữu hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không nhận được sự cho phép của tổ chức, cá nhân đó;

    - Không được gia hạn sử dụng sau khi đã hết thời hạn sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê, trừ trường hợp là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp;

    - Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.

    Chiếm đất chưa sử dụng tại nông thôn thì có bị xử phạt hành chính hay không? (Hình từ internet)

    Chiếm đất chưa sử dụng ở nông thôn thì có bị xử phạt hành chính hay không?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thông như sau:

    Lấn, chiếm đất:
    1. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
    a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
    b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
    c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
    d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
    đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
    ...

    Ngoài ra tại điểm a và điểm d khoản 7 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

    Lấn, chiếm đất:
    ...
    7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 của Điều này và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; trừ trường hợp trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này;
    ...
    d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định này.
    ...

    Bên cạnh đó tại điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền:

    Áp dụng mức phạt tiền
    1. Đối tượng áp dụng mức phạt tiền thực hiện như sau:
    a) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này áp dụng đối với cá nhân, trừ các trường hợp quy định tại điểm b khoản này; mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính;
    ...

    Như vậy, theo những quy định nêu trên thì hành vi chiếm đất chưa sử dụng tại nông thôn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Dựa vào diện tích lấn chiếm đất mà mức phạt tiền sẽ khác nhau. Ngoài việc phải bị xử phạt hành chính thì người vi phạm còn buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, đồng thời buộc trả lại đất mà mình đã lấn, chiếm. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp mà người vi phạm có được do thực hiện hành vi chiếm đất đó.

    * Lưu ý: Mức phạt trên là áp dụng đối với cá nhân, đối với tổ chức thì mức phạt tiền sẽ bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là bao lâu?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 91/2019/NĐ-CP về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai như sau:

    Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính:
    1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là 02 năm.
    2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
    a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
    b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện quy định tại khoản 4 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
    ...

    Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là 02 năm. Thời hiệu này được tính theo các quy định cụ thể như sau:

    - Đối với hành vi vi phạm đã kết thúc, thời hiệu được tính từ thời điểm hành vi vi phạm chấm dứt.

    - Đối với hành vi vi phạm đang được thực hiện, thời hiệu được tính từ thời điểm cơ quan có thẩm quyền phát hiện hành vi vi phạm.

    Việc xác định chính xác thời hiệu là quan trọng để đảm bảo rằng các hành vi vi phạm được xử lý kịp thời và hợp lý theo quy định pháp luật.

    10