16:45 - 08/11/2024

Chấn chỉnh kiểm tra hiện trạng nhà ở khi giải quyết thủ tục đăng ký biến động về đất đai tại TP.HCM

Chấn chỉnh việc kiểm tra hiện trạng nhà ở công trình xây dựng khi giải quyết thủ tục đăng ký biến động về đất đai tại TP.HCM

Nội dung chính

    Chấn chỉnh kiểm tra hiện trạng nhà ở khi giải quyết thủ tục đăng ký biến động về đất đai tại TP.HCM

    Ngày 06/11/2024, Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Công văn số 11663/STNMT-VPĐK nhằm chấn chỉnh hoạt động kiểm tra hiện trạng nhà ở và công trình xây dựng khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai.

    Qua rà soát các quy định của Luật Đất đai 2024 hiện hành, Sở đưa ra một số ý kiến nhằm làm rõ phạm vi và chức năng của Văn phòng đăng ký đất đai trong quá trình xử lý hồ sơ, cụ thể:

    Theo khoản 5 Điều 224 Luật Đất đai năm 2024 quy định: "Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính về đất đai chịu trách nhiệm thực hiện đúng thẩm quyền và thời gian theo quy định của pháp luật, không chịu trách nhiệm về những nội dung trong các văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ đã được cơ quan, người có thẩm quyền khác chấp thuận, thẩm định, phê duyệt hoặc giải quyết trước đó”.
    Theo Nghị định số 101/2024/NĐ/CP ngày 29 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ Quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và Hệ thống thông tin đất đai:
    - Khoản 8 Điều 18 quy định: “Đối với tài sản là nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận đã cấp thì khi giải quyết thủ tục đăng ký biến động, Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện việc đăng ký trên cơ sở thông tin về tài sản trên Giấy chứng nhận đã cấp, trừ trường hợp chủ sở hữu tài sản có yêu cầu đăng ký thay đổi tài sản; chủ sở hữu tài sản chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc thực hiện giao dịch nếu tài sản đã có thay đổi so với Giấy chứng nhận đã cấp.”
    - Khoản 2 Điều 19 quy định: “Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan giải quyết thủ tục không tiếp nhận hồ sơ hoặc dừng giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất và trả hồ sơ cho người yêu cầu đăng ký, trừ trường hợp đăng ký đất đai lần đầu mà không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, trong các trường hợp sau:
    d) Nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc đã thụ lý đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai hoặc đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, tài sản gắn liền với đất.”
    g) Nhận được văn bản yêu cầu dừng thực hiện thủ tục hành chính về đất đai để áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan có thẩm quyền.”
    - Điều 37 quy định trình tự, thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, theo đó không quy định việc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện kiểm tra hiện trạng khi giải quyết thủ tục đăng ký biến động.
    Ngoài ra, theo Quyết định số 17/2024/QĐ-UBND ngày 01 tháng 4 năm 2024 của Ủy ban nhân dân Thành phố về Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 xác định trách nhiệm quản lý trật tự xây dựng thuộc thẩm quyền của Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã; trách nhiệm kiểm tra, phát hiện những vi phạm trật tự xây dựng thuộc cán bộ, công chức, thanh tra viên được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng.

    Theo đó, Văn phòng đăng ký đất đai và các chi nhánh chỉ xử lý đăng ký biến động dựa trên thông tin đã được chứng nhận trên Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất. Nếu chủ sở hữu không yêu cầu thay đổi tài sản, Văn phòng sẽ dựa vào dữ liệu đã cấp mà không thực hiện kiểm tra hiện trạng công trình.

    Việc xác minh hiện trạng nhà ở hoặc công trình xây dựng, đặc biệt khi có các vấn đề về sai phạm xây dựng, không thuộc trách nhiệm của Văn phòng đăng ký đất đai trong quá trình đăng ký biến động. Thay vào đó, nếu có vi phạm xây dựng liên quan đến công trình, Văn phòng chỉ có thể tạm ngưng hoặc từ chối xử lý hồ sơ khi có yêu cầu chính thức từ cơ quan có thẩm quyền, phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 101/2024/NĐ-CP.

    Chấn chỉnh kiểm tra hiện trạng nhà ở khi giải quyết thủ tục đăng ký biến động về đất đai tại TP.HCMChấn chỉnh kiểm tra hiện trạng nhà ở khi giải quyết thủ tục đăng ký biến động về đất đai tại TP.HCM (Hình từ Internet)

    Vị trí và chức năng của Văn phòng đăng ký đất đai

    Căn cứ khoản 1 Điều 13 Nghị định 102/2024/NĐ-CP về Văn phòng đăng ký đất đai quy định như sau:

    Văn phòng đăng ký đất đai
    1. Vị trí và chức năng
    Văn phòng đăng ký đất đai là tổ chức đăng ký đất đai, là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh; có chức năng thực hiện đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận), đo đạc, chỉnh lý, lập bản đồ địa chính, xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác hệ thống thông tin đất đai, cung cấp dịch vụ công về đất đai và hỗ trợ công tác quản lý nhà nước khác về đất đai trên địa bàn cấp tỉnh.
    ...

    Như vậy, vị trí và chức năng của Văn phòng đăng ký đất đai được nêu rõ ở quy định trên.

    Công văn số 11663/STNMT-VPĐK có hiệu lực từ ngày 6/11/2024.

    42