Cách ghi thành phần, thành phần định lượng trên nhãn hàng hóa

Cách ghi thành phần, thành phần định lượng trên nhãn hàng hóa được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Cách ghi thành phần, thành phần định lượng trên nhãn hàng hóa

    Cách ghi thành phần, thành phần định lượng trên nhãn hàng hóa được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa, theo đó: 

    1. Cách ghi thành phần, thành phần định lượng thực hiện theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này.

    STT

    TRƯỜNG HỢP

    CÁCH GHI

    1

    Lượng nước đưa thêm vào làm nguyên liệu để sản xuất, chế biến và tồn tại trong sản phẩm, hàng hóa

    Ghi là một thành phần của hàng hóa đó.

    2

    Trường hợp tên của thành phần được ghi trên nhãn hàng hóa để gây sự chú ý đối với hàng hóa thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng.

    Ví dụ: Trên nhãn ghi riêng cụm từ “Hàm lượng Can xi cao” thì phải ghi hàm lượng Can xi là bao nhiêu.

    3

    Đồ gia dụng kim khí, đồ dùng được chế tạo từ một loại nguyên liệu chính quyết định giá trị sử dụng thì phải ghi tên thành phần nguyên liệu chính cùng với tên hàng hóa và không phải ghi thành phần và thành phần định lượng.

    Ví dụ: Hàng hóa có tên ghi trên nhãn là chậu nhựa, giày da, chiếu trúc, ghế sắt, khăn giấy, đệm cao su, bình sứ thì không phải ghi thành phần và thành phần định lượng.

    2. Cách ghi khác về thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa

    LOẠI HÀNG HÓA

    MẶT HÀNG

    CÁCH GHI

    Thực phẩm

    Thực phẩm thủy sản: Nếu bổ sung nguyên liệu khác, phụ gia thực phẩm.

    Ghi thêm thành phần định lượng của nguyên liệu khác, phụ gia thực phẩm tương ứng.

    Phụ gia thực phẩm

    Chất phụ gia thực phẩm.

    - Nếu phụ gia thực phẩm có hai hoặc nhiều chất phụ gia trong cùng 1 bao gói.

    - Liệt kê đầy đủ theo thứ tự tỷ lệ khối lượng của chúng trong bao gói.

    Thức ăn chăn nuôi

    - Nếu có bổ sung chất phi dinh dưỡng để phòng bệnh.

    - Nếu là thức ăn tổng hợp.

    - Nếu là thức ăn bổ sung.

    Thành phần định lượng chính.

    - Ghi thêm thành phần chất phi dinh dưỡng.

    - Ghi thêm hàm lượng protein, lipit, tro, xơ, độ ẩm, độ hòa tan.

    - Ghi thêm hàm lượng các chất bổ sung.

    Dược liệu

    Dược liệu.

    Khối lượng của dược liệu.

    Thuốc thú y, vắc xin, chế phẩm sinh học dùng trong thú y

    Thuốc thú y.

    Thành phần, thành phần định lượng hoạt chất.

    Thuốc thú y thủy sản, chế phẩm sinh học dùng trong thủy sản

    Thuốc thú y thủy sản

    Công thức cấu tạo hoặc thành phần cấu tạo.

    Thuốc bảo vệ thực vật

    Thuốc bảo vệ thực vật.

    Thành phần định lượng các loại hoạt chất, hàm lượng dung môi (nếu làm thay đổi độ độc của thuốc).

    Sản phẩm dệt, may, da giày

    Hàng may mặc.

    - Nếu có nhiều lớp.

    Thành phần định lượng chính của vật liệu.

    - Ghi thành phần định lượng chính của từng lớp.

    Đồ gỗ

    - Gỗ xẻ cùng một loài cây.

    - Gỗ xẻ từ nhiều loài cây.

    - Tên loài.

    - Nhóm gỗ.

    Sản phẩm gỗ dân dụng.

    Tên gỗ.

    Sản phẩm luyện kim

    - Thép.

    - Kim loại.

    - Quặng.

    - Mác thép.

    - Loại, độ tinh khiết (% kim loại).

    - Hàm lượng quặng (% khối lượng).

    Các sản phẩm từ dầu mỏ

    Khí đồng hành và khí hydrocarbon khác.

    Thành phần khí (% thể tích).

    Hóa chất

    - Hóa chất.

    - Công thức hóa học, công thức cấu tạo, thành phần định lượng.

     

    - Hóa chất chứa trong bình chịu áp lực.

    - Ghi thêm dung lượng nạp.

    Phân bón

    Phân bón.

    Thành phần định lượng.

    Trên đây là tư vấn về cách ghi thành phần, thành phần định lượng trên nhãn hàng hóa. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo Nghị định 43/2017/NĐ-CP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. 

    38