Cách đọc bản đồ quy hoạch sử dụng đất? Ý nghĩa các ký tự trên bản đồ quy hoạch
Nội dung chính
Cách đọc bản đồ quy hoạch sử dụng đất? Ý nghĩa các ký tự trên bản đồ quy hoạch
Dưới đây là cách xem bản đồ quy hoạch đất dựa vào ký hiệu, màu sắc trong bản đồ:
(1) Bảng ký hiệu loại đất
STT | Ký hiệu | Tên loại đất |
---|---|---|
I | NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP | |
1 | LUC | Đất chuyên trồng lúa nước |
2 | LUK | Đất trồng lúa nước còn lại |
3 | LUN | Đất lúa nương |
4 | BHK | Đất bằng trồng cây hàng năm khác |
5 | NHK | Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác |
6 | CLN | Đất trồng cây lâu năm |
7 | RSX | Đất rừng sản xuất |
8 | RPH | Đất rừng phòng hộ |
9 | RDD | Đất rừng đặc dụng |
10 | NTS | Đất nuôi trồng thủy sản |
11 | LMU | Đất làm muối |
12 | NKH | Đất nông nghiệp khác |
II | NHÓM ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP | |
1 | ONT | Đất ở tại nông thôn |
2 | ODT | Đất ở tại đô thị |
3 | TSC | Đất xây dựng trụ sở cơ quan |
4 | DTS | Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp |
5 | DVH | Đất xây dựng cơ sở văn hóa |
6 | DYT | Đất xây dựng cơ sở y tế |
7 | DGD | Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo |
8 | DTT | Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao |
9 | DKH | Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ |
10 | DXH | Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội |
11 | DNG | Đất xây dựng cơ sở ngoại giao |
12 | DSK | Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác |
13 | CQP | Đất quốc phòng |
14 | CAN | Đất an ninh |
15 | SKK | Đất khu công nghiệp |
16 | SKT | Đất khu chế xuất |
17 | SKN | Đất cụm công nghiệp |
18 | SKC | Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp |
19 | TMD | Đất thương mại, dịch vụ |
20 | SKS | Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản |
21 | SKX | Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm |
22 | DGT | Đất giao thông |
23 | DTL | Đất thuỷ lợi |
24 | DNL | Đất công trình năng lượng |
25 | DBV | Đất công trình bưu chính, viễn thông |
26 | DSH | Đất sinh hoạt cộng đồng |
27 | DKV | Đất khu vui chơi, giải trí công cộng |
28 | DCH | Đất chợ |
29 | DDT | Đất có di tích lịch sử – văn hóa |
30 | DDL | Đất có danh lam thắng cảnh |
31 | DRA | Đất bãi thải, xử lý chất thải |
32 | DCK | Đất công trình công cộng khác |
33 | TON | Đất cơ sở tôn giáo |
34 | TIN | Đất cơ sở tín ngưỡng |
35 | NTD | Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng |
36 | SON | Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối |
37 | MNC | Đất có mặt nước chuyên dùng |
38 | PNK | Đất phi nông nghiệp khác |
III | NHÓM ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG | |
1 | BCS | Đất bằng chưa sử dụng |
2 | DCS | Đất đồi núi chưa sử dụng |
3 | NCS | Núi đá không có rừng cây |
(2) Bảng ký hiệu các màu sắc trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất:
Bảng ký hiệu màu sắc
(3) Chú thích chức năng sử dụng đất theo quy hoạch
Chức năng sử dụng đất
(4) Chú thích về ô quy hoạch
Ô quy hoạch
Trên đây là Cách đọc bản đồ quy hoạch sử dụng đất? Ý nghĩa các ký tự trên bản đồ quy hoạch
Cách đọc bản đồ quy hoạch sử dụng đất? Ý nghĩa các ký tự trên bản đồ quy hoạch (Hình từ Internet)
Hiện nay Có bao nhiêu loại bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Hiện nay, bản đồ quy hoạch được phân thành ba loại phổ biến, gồm:
(1) Bản đồ quy hoạch chung – Tỷ lệ 1/5.000:
- Đây là loại bản đồ quy hoạch mang tính định hướng, dùng để xác định chức năng sử dụng đất, mốc giới các khu vực, quy hoạch hệ thống giao thông và các công trình hạ tầng kỹ thuật như cầu, đường, công viên cây xanh, hệ thống điện, trường học, hồ nước...
- Bản đồ tỷ lệ 1/5.000 thường được sử dụng làm cơ sở pháp lý cho việc lập quy hoạch phân khu và để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng, di dời dân cư, đền bù...
(2) Bản đồ quy hoạch phân khu – Tỷ lệ 1/2.000:
- Loại bản đồ này có chức năng cụ thể hóa nội dung của bản đồ quy hoạch chung 1/5.000, nhằm phân chia rõ ràng chức năng sử dụng đất theo từng khu vực, đồng thời bố trí mạng lưới hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
- Các nội dung chính thể hiện trong bản đồ bao gồm:
+ Ranh giới quy hoạch
+ Tính chất và chức năng của từng khu vực
+ Diện tích, dân số dự kiến
+ Các chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội...
(3) Bản đồ quy hoạch chi tiết – Tỷ lệ 1/500:
- Đây là loại bản đồ chi tiết nhất, thể hiện rõ ràng vị trí và ranh giới từng lô đất, từng công trình xây dựng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đường nội bộ, cấp thoát nước, cấp điện, cây xanh…
- Dựa trên bản đồ quy hoạch 1/500, có thể xác định được:
+ Vị trí xây dựng công trình
+ Thiết kế cơ sở
+ Phương án kỹ thuật và triển khai thi công thực tế
Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần tuân thủ nguyên tắc nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 60 Luật Đất đai 2024:
Theo đó, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo nguyên tắc sau:
- Việc lập quy hoạch sử dụng đất các cấp phải tuân thủ nguyên tắc và mối quan hệ giữa các loại quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch 2017.
Quy hoạch sử dụng đất các cấp phải tổng hợp, cân đối nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực có sử dụng đất.
- Quy hoạch sử dụng đất quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết vùng; bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, địa phương và phù hợp với tiềm năng đất đai của quốc gia nhằm sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả.
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được lập ở cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp huyện phải đáp ứng yêu cầu thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ; quy hoạch sử dụng đất của cấp trên bảo đảm nhu cầu sử dụng đất của cấp dưới; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải xác định được nội dung sử dụng đất đến cấp xã; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cùng cấp đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.
- Nội dung quy hoạch sử dụng đất phải kết hợp giữa chỉ tiêu sử dụng đất gắn với không gian, phân vùng sử dụng đất, hệ sinh thái tự nhiên.
- Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả; khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, độ che phủ rừng; bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
- Bảo đảm tính liên tục, kế thừa, ổn định, đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế - xã hội; cân đối hài hòa giữa các ngành, lĩnh vực, địa phương, giữa các thế hệ; phù hợp với điều kiện, tiềm năng đất đai.
- Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp phải bảo đảm sự tham gia của tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng, cá nhân; bảo đảm công khai, minh bạch.
- Quy hoạch sử dụng đất các cấp được lập đồng thời; quy hoạch sử dụng đất cấp cao hơn phải được quyết định, phê duyệt trước quy hoạch sử dụng đất cấp thấp hơn. Khi kết thúc thời kỳ quy hoạch sử dụng đất mà quy hoạch sử dụng đất thời kỳ tiếp theo chưa được cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt thì các chỉ tiêu sử dụng đất chưa thực hiện hết được tiếp tục thực hiện đến khi quy hoạch sử dụng đất thời kỳ tiếp theo được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.
- Kế hoạch sử dụng đất được lập đồng thời với lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cùng cấp. Kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng cấp huyện được lập đồng thời với lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.