Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Biện pháp xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng được quy định như thế nào?

Biện pháp xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng được quy định như thế nào? Có bao nhieu biện pháp xử lý nợ xấu và tài sản bảo đẩm được quy định?

Nội dung chính

    Biện pháp xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng được quy định như thế nào?

    Các biện pháp xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng được quy định tại Điều 16 Nghị định 53/2013/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Nghị định 34/2015/NĐ-CP) như sau:

    - Thực hiện các quyền của chủ nợ, bên nhận bảo đảm đối với khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm nhằm thu hồi nợ, tài sản bảo đảm.

    - Tổ chức đôn đốc, yêu cầu trả nợ, thu nợ từ khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ và bên bảo đảm.

    - Thực hiện cơ cấu lại khoản nợ xấu, hỗ trợ khách hàng vay theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.

    - Thỏa thuận với khách hàng vay về việc chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần để tham gia cơ cấu lại tài chính và hoạt động của khách hàng vay.

    - Thu nợ bằng nhận chính tài sản bảo đảm của khoản nợ; thu hồi, thu giữ và xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật.

    - Bán nợ cho các tổ chức, cá nhân. Việc bán nợ cho các tổ chức, cá nhân là người không cư trú được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

    - Khởi kiện hoặc ủy quyền hoặc chuyển giao quyền cho tổ chức tín dụng bán nợ khởi kiện khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm ra Tòa án; ủy quyền hoặc chuyển giao quyền cho tổ chức tín dụng bán nợ thực hiện quyền và trách nhiệm của Công ty Quản lý tài sản trong thi hành án.

    - Nộp đơn yêu cầu Tòa án tiến hành các thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản đối với khách hàng vay không có khả năng trả nợ và đối với bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.

    + Nội dung quy định tại Điều này còn được hướng dẫn bởi Mục 2 Chương 3 Thông tư 19/2013/TT-NHNN , Khoản 20 và Khoản 21 Điều 1 Thông tư 14/2015/TT-NHNN , Khoản 8 đến Khoản 11 Điều 1 Thông tư 08/2016/TT-NHNN , Khoản 6 đến Khoản 8 Điều 1 Thông tư 09/2017/TT-NHNN

    7