08:00 - 16/01/2025

Bảo lãnh đối ứng là gì? Bên bảo lãnh đối ứng có những quyền gì từ 01/04/2025?

Bảo lãnh đối ứng là gì? Bên bảo lãnh đối ứng có những quyền gì từ 01/04/2025?

Nội dung chính

    Bảo lãnh đối ứng là gì? Bên bảo lãnh đối ứng có những quyền gì từ 01/04/2025?

    Ngày 31/12/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 61/2024/TT-NHNN về việc quy định về bảo lãnh ngân hàng, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/04/2025.

    Trong đó, căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 61/2024/TT-NHNN thì lãnh đối ứng là một hình thức bảo lãnh ngân hàng, theo đó bên bảo lãnh đối ứng cam kết với bên bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với bên bảo lãnh trong trường hợp bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh; khách hàng của bên bảo lãnh đối ứng phải nhận nợ bắt buộc và hoàn trả cho bên bảo lãnh đối ứng theo thỏa thuận.

    Đồng thời, căn cứ quy định tại Điều 28 Thông tư 61/2024/TT-NHNN, bên bảo lãnh đối ứng có các quyền như sau:

    (1) Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị phát hành bảo lãnh đối ứng.

    (2) Đề nghị bên bảo lãnh phát hành bảo lãnh cho nghĩa vụ của khách hàng của mình đối với bên nhận bảo lãnh.

    (3) Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh đối ứng và tài sản đảm bảo (nếu có).

    (4) Yêu cầu khách hàng có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh (nếu cần).

    (5) Thực hiện kiểm tra, giám sát tình hình tài chính của khách hàng trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh.

    (6) Thu phí bảo lãnh, điều chỉnh phí bảo lãnh; áp dụng, điều chỉnh lãi suất, lãi suất phạt.

    (7) Từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng khi hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh không hợp lệ hoặc có bằng chứng chứng minh chứng từ, tài liệu xuất trình là giả mạo.

    (8) Hạch toán ghi nợ bắt buộc đối với số tiền trả thay cho khách hàng ngay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng cho bên bảo lãnh, yêu cầu khách hàng hoàn trả số tiền mà bên bảo lãnh đối ứng đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng cho bên bảo lãnh theo cam kết.

    (9) Xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.

    (10) Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi khách hàng, bên bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết.

    (11) Chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác theo thỏa thuận của các bên liên quan phù hợp với quy định của pháp luật.

    (12) Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.

    Bảo lãnh đối ứng là gì? Bên bảo lãnh đối ứng có những quyền gì từ 01/04/2025?

    Bảo lãnh đối ứng là gì? Bên bảo lãnh đối ứng có những quyền gì từ 01/04/2025? (Hình từ Internet)

    Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có những trách nhiệm gì trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng?

    Điều 10 Luật Tổ chức tín dụng 2024 quy định:

    Trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng
    1. Tham gia bảo hiểm tiền gửi, quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật và công bố công khai việc tham gia bảo hiểm tiền gửi tại trụ sở chính và chi nhánh.
    2. Tạo thuận lợi cho khách hàng gửi và rút tiền, bảo đảm thanh toán đủ, đúng hạn tiền gốc, lãi của khoản tiền gửi theo thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.
    3. Từ chối việc điều tra, phong tỏa, cầm giữ, trích chuyển tiền gửi của khách hàng, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.
    4. Công bố công khai lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ, quyền, nghĩa vụ của khách hàng đối với từng loại sản phẩm, dịch vụ đang cung ứng.
    5. Công bố công khai thời gian giao dịch chính thức. Trường hợp ngừng giao dịch tại một hoặc một số địa điểm thực hiện giao dịch trong thời gian giao dịch chính thức hoặc ngừng giao dịch bằng phương tiện điện tử, chậm nhất là 24 giờ trước thời điểm ngừng giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải niêm yết thông tin về ngừng giao dịch tại địa điểm giao dịch hoặc trên trang thông tin điện tử của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
    Trường hợp ngừng giao dịch do sự kiện bất khả kháng, chậm nhất là 24 giờ sau thời điểm ngừng giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải niêm yết thông tin về ngừng giao dịch tại địa điểm giao dịch hoặc trên trang thông tin điện tử của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

    Như vậy, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có những trách nhiệm trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng theo quy định trên.

    Thông tư 61/2024/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ 01/04/2025.

    Chuyên viên pháp lý Đỗ Hữu Hòa
    40
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ