Báo cáo, đề xuất giải quyết đơn đề nghị xem xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật như thế nào?

Báo cáo, đề xuất giải quyết đơn đề nghị xem xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật như thế nào?

Nội dung chính

    Báo cáo, đề xuất giải quyết đơn đề nghị xem xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật như thế nào?

    Báo cáo, đề xuất giải quyết đơn đề nghị xem xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật được quy định tại Khoản 1 Điều 15 Quyết định 201/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định về quy trình tiếp nhận, phân loại, thụ lý, xử lý và giải quyết đơn đề nghị xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành, cụ thể như sau:

    Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án, vụ việc (không áp dụng đối với vụ án, vụ việc sắp hết thời hạn kháng nghị), người được phân công nghiên cứu, giải quyết đơn phải có báo cáo, đề xuất quan điểm giải quyết, trình người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt; đối với những vụ án, vụ việc phức tạp thì thời hạn báo cáo, đề xuất có thể dài hơn, nhưng không quá 90 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án, vụ việc. Báo cáo, đề xuất giải quyết đơn phải thể hiện các nội dung sau:

    a) Nội dung đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm và các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn;

    b) Quá trình giải quyết vụ án, vụ việc; tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, vụ việc;

    c) Tài liệu, chứng cứ đã xác minh, thu thập được trong quá trình giải quyết đơn (nếu có);

    d) Nhận xét, đánh giá của người được phân công giải quyết đơn đối với dự án, vụ việc về thủ tục tố tụng, về việc thu thập, đánh giá tài liệu, chứng cứ và việc áp dụng pháp luật của Tòa án đã ban hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật;

    đ) Đề xuất của người được phân công giải quyết đơn.

    5