Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Bãi cắm trại du lịch hoạt động có cần đăng ký kinh doanh không? Nếu không đăng ký có bị phạt tiền và đình chỉ hoạt động không?

Có phải đăng ký kinh doanh khi muốn hoạt động bãi cắm trại du lịch không? Nếu không đăng ký có bị phạt hành chính và đình chỉ hoạt động không?

Nội dung chính

    Bãi cắm trại du lịch muốn hoạt động có cần đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền không?

    Căn cứ khoản 7 Điều 48 Luật Du lịch 2017 về các loại cơ sở lưu trú du lịch quy định như sau:

    Các loại cơ sở lưu trú du lịch
    ...
    7. Bãi cắm trại du lịch.
    ...

    Theo đó, bãi cắm trại du lịch là một trong những loại cơ sở lưu trú du lịch và được điều chỉnh bởi pháp luật liên quan đến cơ sở lưu trú du lịch.

    Căn cứ Điều 49 Luật Du lịch 2017 về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch quy định như sau:

    Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch
    1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch bao gồm:
    a) Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
    b) Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
    c) Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.
    2. Chính phủ quy định chi tiết điểm c khoản 1 Điều này.

    Như vậy, điều kiện để kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch là bãi cắm trại du lịch phải có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp Giấy phép kinh doanh.

    Bãi cắm trại du lịch hoạt động có cần đăng ký kinh doanh không? Không đăng ký có bị phạt tiền và đình chỉ hoạt động không?

    Bãi cắm trại du lịch hoạt động có cần đăng ký kinh doanh không? Không đăng ký có bị phạt tiền và đình chỉ hoạt động không? (Hình từ Internet)

    Bãi cắm trại du lịch hoạt động mà không đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền có bị phạt tiền không?

    Căn cứ khoản 7 Điều 10 Nghị định 45/2019/NĐ-CP về vi phạm quy định chung về kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch quy định như sau:

    Vi phạm quy định chung về kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch
    ...
    7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 49 của Luật Du lịch.
    ...

    Như đã phân tích, đăng ký kinh doanh là một trong những điều kiện để cá nhân kinh doanh bãi cắm trại du lịch được phép hoạt động theo điểm a khoản 1 Điều 49 Luật Du lịch 2017.

    Như vậy, nếu cá nhân hoạt động mà không đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không đảm bảo có giấy phép kinh doanh sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

    Lưu ý: căn cứ khoản 3 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    Bãi cắm trại du lịch hoạt động mà không đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền có bị đình chỉ hoạt động không?

    Căn cứ khoản 9 và khoản 10 Điều 10 Nghị định 45/2019/NĐ-CP về vi phạm quy định chung về kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch được bổ sung bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định như sau:

    Vi phạm quy định chung về kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch
    ...
    9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    a) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 7 Điều này;
    b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này.
    10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này.

    Như vậy, ngoài bị xử lý vi phạm hành chính, cá nhân kinh doanh bãi cắm trại du lịch hoạt động mà không đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn bị đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng.

    Đồng thời, còn phải có biện pháp khắc phục hậu quả xử phạt hành chính, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi bao gồm:

    - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán không đúng giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ trong cơ sở lưu trú du lịch.

    - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp theo hợp đồng đã giao kết với khách du lịch.

    - Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    + Hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch sau khi đã thông báo tạm dừng hoặc chấm dứt hoạt động;

    + Hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch sau khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động kinh doanh.

    - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch như không có đăng ký kinh doanh hoặc không đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy cũng như bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm.

    Lưu ý: căn cứ khoản 3 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    9