Anh trai mất không để lại di chúc, em gái đòi đồng sở hữu căn nhà với cháu gái được không?

Chuyên viên pháp lý Nguyễn Bảo Anh Thư
Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Anh trai mất không để lại di chúc và có một người con nuôi. Em gái yêu cầu đồng sở hữu căn nhà với cháu gái được không? Bố mẹ của cả hai đã mất trước khi anh trai qua đời.

Nội dung chính

    Người mất không để lại di chúc, con nuôi có được nhận thừa kế không?

    Tại điểm a khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 trường hợp người mất không để lại di chúc thì sẽ áp dụng chia thừa kế theo pháp luật.

    Thêm vào đó, con nuôi của người mất được pháp luật quy định là một trong những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. (điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015)

    Tại điểm a khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nếu người mất không để lại di chúc, việc chia thừa kế sẽ được thực hiện theo pháp luật. Đồng thời, theo Điều 653 Bộ luật Dân sự 2015, con nuôi và bố nuôi có quyền thừa kế di sản của nhau. 

    Điều này có nghĩa là, trong trường hợp bố nuôi qua đời, con nuôi có thể nhận di sản nếu không có di chúc. Đặc biệt, tại điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, con nuôi được xác định là một trong những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, có quyền nhận di sản từ người mất.

    Như vậy, trong trường hợp bố nuôi qua đời mà không để lại di chúc, con nuôi hoàn toàn có quyền nhận thừa kế di sản của bố nuôi theo quy định của pháp luật.

    Tuy nhiên để được hưởng di sản thừa kế con nuôi phải là con nuôi hợp pháp theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi 2010. Ngoài ra, con nuôi phải không thuộc các trường hợp không được quyền hưởng di sản như sau:

    - Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

    - Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

    - Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

    - Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

    (khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015)

    Từ các quy định trên, con nuôi hợp pháp nếu không thuộc các trường hợp không được quyền hưởng di sản sẽ được hưởng di sản của bố nuôi khi bố nuôi mất mà không để lại di chúc.

    Anh trai mất không để lại di chúc, em gái đòi đồng sở hữu căn nhà với cháu gái được không?

    Em gái đòi đồng sở hữu căn nhà với cháu gái khi anh trai mất không để lại di chúc (Hình từ Internet)

    Em gái có thể đòi quyền đồng sở hữu căn nhà với cháu nuôi khi anh trai mất không để lại di chúc không?

    Khi anh trai mất không để lại di chúc em gái không thể đòi quyền đồng sở hữu căn nhà vì lý do không thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015

    Trong trường hợp này, em gái không phải là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, mà chỉ là người thừa kế trong hàng thừa kế thứ hai (bao gồm ông bà, anh chị em ruột). Do đó, em gái không được ưu tiên thừa kế di sản của anh trai, mà phải ưu tiên chia phần thừa kế cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất là con nuôi của người đã mất.

    Trường hợp người chết không để lại di chúc và người con nuôi không có quyền hưởng di sản do thuộc các trường đã nêu ở trên thì người em gái sẽ trở thành chủ sở hữu căn nhà nếu hàng thừa kế thứ nhất không còn ai nữa và không còn người đồng thừa kế ở hàng thừa kế thứ hai.

    Bố mất không để lại di chúc, con nuôi là người thừa kế duy nhất cần chuẩn bị hồ sơ gì để khai nhận thừa kế căn nhà?

    Căn cứ theo Điều 57, 58 Luật Công chứng 2014 thì việc khai nhận thừa kế cần phải lập văn bản có công chứng, việc công chứng văn bản khai nhận thừa kế căn nhà cần có những giấy tờ chủ yếu sau:

    - Phiếu yêu cầu công chứng (theo mẫu của tổ chức hành nghề công chứng) do người thừa kế ghi đầy đủ thông tin kèm chữ ký.

    - Giấy tờ tuỳ thân của người thừa kế (bản sao): Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu còn hạn sử dụng, giấy khai sinh;

    - Bản sao Giấy chứng tử của người để lại di sản;

    - Giấy tờ về quyền sở hữu căn nhà của người để lại di sản.

    Công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sở hữu căn nhà và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản.

    Nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.

    113
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ