Ai là người đầu tiên cắm lá cờ trên nóc Dinh Độc Lập?
Nội dung chính
Ai là người đầu tiên cắm lá cờ trên nóc Dinh Độc Lập?
Vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975 người đầu tiên cắm lá cờ chiến thắng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trên nóc Dinh Độc Lập là đại tá Bùi Quang Thận.
Đại tá Bùi Quang Thận sinh năm 1948, quê huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình thuộc Lữ đoàn 203 tăng thiết giáp.
Theo lời kể của đại tá Bùi Quang Thận:
Tiêu diệt xong căn cứ Nước Trong. Đến 9 giờ sáng ngày 30 tháng 4, Đại đội 4 tăng của chúng tôi quyết định vượt cầu tiến vào thành phố phía trước chúng tôi là chiếc xe của Đại đội 3 do đồng chí Hùng chỉ huy bị xe tăng M41 bắn cháy. Xe 843 của tôi vọt lên tiêu diệt xe địch và tiếp tục vượt cầu.
Tôi cầm theo lá cờ rồi chạy vào Dinh mà không mang theo một thứ vũ khí gì! Gặp Lý Quý Chung (Bộ trưởng bộ VHTT chính quyền Việt Nam Cộng Hòa), tôi túm chặt tay bảo "Cho gặp tổng thống Dương Văn Minh". Thấy tổng thống Dương Văn Minh ra, tôi ra lệnh "Đưa tôi lên cột cờ Dinh Độc Lập". Dương Văn Minh đã yêu cầu Lý Quý Chung dẫn tôi lên
Ai là người đầu tiên cắm lá cờ trên nóc Dinh Độc Lập? (Hình từ Internet)
Vé tham quan Dinh Độc lập được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 182/2016/TT-BTC quy đinh về mức thu phí như sau:
(1) Đối với người lớn: 40.000 đồng/người/lượt.
(2) Đối với sinh viên, học sinh (học viên) trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trường dạy nghề: 20.000 đồng/người/lượt.
Sinh viên, học sinh (học viên) là người có thẻ sinh viên, học sinh, học viên do các nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam cấp.
(3) Đối với trẻ em; học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông: 10.000 đồng/người/lượt.
- Trẻ em là người từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi. Trường hợp khó xác định là người dưới 16 tuổi phải xuất trình giấy khai sinh, hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc bất kỳ một giấy tờ khác chứng minh là người dưới 16 tuổi.
- Học sinh là người có thẻ học sinh do các nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam cấp.
Lưu ý: Mức phí quy định tại Điều này không bao gồm các dịch vụ khác theo yêu cầu của khách thăm quan.
Nhà nước có chính sách gì bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa hiện nay như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 98/2010/NĐ-CP có quy định về những chính sách của nhà nước về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa hiện nay như sau:
- Xây dựng và thực hiện chương trình mục tiêu bảo tồn các di sản văn hóa tiêu biểu.
- Khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; xét tặng danh hiệu vinh dự nhà nước và thực hiện các chính sách ưu đãi về tinh thần và vật chất đối với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ và có công phổ biến nghệ thuật truyền thống, bí quyết nghề nghiệp có giá trị đặc biệt.
- Nghiên cứu áp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào các hoạt động sau đây:
+ Thăm dò, khai quật khảo cổ; bảo quản, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích;
+ Thẩm định, quản lý sưu tập, bảo quản hiện vật, chỉnh lý, đổi mới nội dung, hình thức trưng bày và hoạt động giáo dục của bảo tàng;
+ Sưu tầm, lưu giữ và phổ biến giá trị di sản văn hóa phi vật thể; thành lập ngân hàng dữ liệu về di sản văn hóa phi vật thể.
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng góp về tinh thần và vật chất hoặc trực tiếp tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
- Mở rộng các hình thức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; xây dựng và thực hiện các dự án hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật.