Công trình kiến trúc nào thuộc quần thể kiến trúc Cố đô Huế?
Nội dung chính
Công trình kiến trúc nào thuộc quần thể kiến trúc Cố đô Huế?
Câu hỏi: Công trình kiến trúc nào thược quần thể kiến trúc Cố đô Huế ? A. Chùa cầu B. Lăng Khải Định C. Chùa Thiên Mụ D. Nhà cổ Tấn Ký |
Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào ngày 11/12/1993. Đây là quần thể di tích lịch sử quan trọng, ghi dấu thời kỳ hưng thịnh của triều đại nhà Nguyễn – triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam.
Di tích Cố đô Huế bao gồm hệ thống cung điện, đền đài, lăng tẩm và các công trình kiến trúc có giá trị đặc biệt, phản ánh sự phát triển rực rỡ của văn hóa Việt Nam trong thế kỷ XIX. Được xây dựng từ đầu thế kỷ XIX dưới thời vua Gia Long, Di tích Cố đô Huế là trung tâm chính trị, văn hóa và nghệ thuật quan trọng của Việt Nam trong hơn 140 năm.
(Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo)
Công trình kiến trúc nào thuộc quần thể kiến trúc Cố đô Huế? (Hình từ Internet)
Việc xếp hạng và hủy bỏ xếp hạng di tích được quy định như nào?
Căn cứ vào Điều 24 Luật Di sản văn hóa 2024, quy định về xếp hạng và hủy bỏ xếp hạng di tích như sau:
- Di tích được xếp hạng ở phạm vi quốc gia bao gồm:
+ Di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương và đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí quy định tại Điều 22 Luật Di sản văn hóa 2024;
+ Di tích quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia và đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí quy định tại Điều 22 Luật Di sản văn hóa 2024;
+ Di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia và đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí quy định tại Điều 22 Luật Di sản văn hóa 2024.
- Di tích được UNESCO xem xét, công nhận là di sản thế giới bao gồm:
+ Di sản văn hóa thế giới là di tích tiêu biểu của Việt Nam có giá trị nổi bật toàn cầu về văn hóa;
+ Di sản thiên nhiên thế giới là di tích tiêu biểu của Việt Nam có giá trị nổi bật toàn cầu về thiên nhiên;
+ Di sản thế giới hỗn hợp là di tích tiêu biểu của Việt Nam đáp ứng được tiêu chí của cả di sản văn hóa thế giới và di sản thiên nhiên thế giới.
- Di tích được xếp hạng, công nhận theo phạm vi phân bố bao gồm:
+ Di tích được xếp hạng quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Di sản văn hóa 2024, có phạm vi phân bố trên địa bàn 01 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Di tích được xếp hạng quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Di sản văn hóa 2024, có phạm vi phân bố trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên;
+ Di tích được công nhận là di sản thế giới có phạm vi phân bố trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và trên lãnh thổ của một hoặc nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác (sau đây gọi là di sản thế giới đa quốc gia).
- Các trường hợp xem xét, hủy bỏ xếp hạng di tích ở phạm vi quốc gia và hủy bỏ công nhận di sản thế giới bao gồm:
+ Di tích đã được xếp hạng ở phạm vi quốc gia không còn đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Di sản văn hóa 2024;
+ Di sản thế giới trong Danh mục di sản thế giới bị đe dọa.
Trên đây là nội dung bài viết "Công trình kiến trúc nào thuộc quần thể kiến trúc Cố đô Huế?".