6 lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng 2025?

Chuyên viên pháp lý: Lê Trần Hương Trà
Tham vấn bởi Luật sư: Nguyễn Thụy Hân
6 lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng 2025? Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng?

Nội dung chính

    6 lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng 2025?

    Căn cứ khoản 1 Điều 74 Nghị định 175/2024/NĐ-CP quy định lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề và phạm vi hoạt động như sau:

    Lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề và phạm vi hoạt động
    1. Cá nhân phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Nghị định này khi đảm nhận các chức danh hoặc hành nghề độc lập các lĩnh vực sau:
    a) Khảo sát xây dựng gồm: Khảo sát địa hình; khảo sát địa chất công trình;
    b) Thiết kế quy hoạch xây dựng;
    c) Thiết kế xây dựng gồm: Thiết kế kiến trúc công trình (thực hiện theo quy định của Luật Kiến trúc); thiết kế xây dựng công trình; thiết kế cơ – điện công trình;
    d) Giám sát thi công xây dựng gồm: Giám sát công tác xây dựng công trình; giám sát công tác lắp đặt thiết bị công trình;
    đ) Định giá xây dựng;
    e) Quản lý dự án đầu tư xây dựng.
    2. Phạm vi hoạt động của chứng chỉ hành nghề thực hiện theo quy định tại Phụ lục VII Nghị định này.

    Theo đó, cá nhân phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Nghị định này khi đảm nhận các chức danh hoặc hành nghề độc lập các lĩnh vực sau:

    (1) Khảo sát xây dựng gồm: Khảo sát địa hình; khảo sát địa chất công trình;

    (2) Thiết kế quy hoạch xây dựng;

    (3) Thiết kế xây dựng gồm: Thiết kế kiến trúc công trình (thực hiện theo quy định của Luật Kiến trúc 2019); thiết kế xây dựng công trình; thiết kế cơ – điện công trình;

    (4) Giám sát thi công xây dựng gồm: Giám sát công tác xây dựng công trình; giám sát công tác lắp đặt thiết bị công trình;

    (5) Định giá xây dựng;

    (6) Quản lý dự án đầu tư xây dựng.

    6 lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng 2025?

    6 lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng 2025? (Hình từ Inmternet)

    Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng?

    Căn cứ quy định tại Điều 81 Nghị định 175/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng như sau:

    Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng

    Cá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng khi đáp ứng điều kiện chung quy định tại Điều 79 Nghị định này và điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp tương ứng với các hạng chứng chỉ hành nghề như sau:

    - Hạng I: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế xây dựng, thẩm tra thiết kế xây dựng phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình cấp II.

    - Hạng II: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế xây dựng, thẩm tra thiết kế xây dựng phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề 01 công trình cấp II hoặc 02 công trình cấp III.

    - Hạng III: Đã tham gia thiết kế hoặc thẩm tra thiết kế xây dựng phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề 03 công trình từ cấp III trở lên hoặc 05 công trình cấp IV.

    Thành phần hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng theo Nghị định 175?

    Căn cứ tại Điều 91 Nghị định 175/2024/NĐ-CP, quy định hội đồng cấp chứng chỉ hành nghề như sau:

    (1) Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề quyết định thành lập hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề (sau đây gọi tắt là hội đồng) để đánh giá năng lực hoạt động xây dựng phục vụ xét cấp chứng chỉ hành nghề đối với trường hợp đề nghị cấp mới, cấp chuyển đổi.

    Việc đánh giá được thực hiện trên cơ sở kết quả tổng hợp hồ sơ năng lực hoạt động xây dựng của các cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề do đơn vị trực thuộc cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề được giao nhiệm vụ giải quyết hồ sơ.

    (2) Thành phần hội đồng do Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Xây dựng thành lập bao gồm:

    - Chủ tịch hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu của cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề;

    - Ủy viên thường trực là công chức, viên chức của cơ quan này;

    - Các ủy viên tham gia hội đồng là những công chức, viên chức và các chuyên gia có chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp mới, cấp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề;

    - Thư ký hội đồng là công chức, viên chức của cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề.

    (3) Thành phần hội đồng do tổ chức xã hội - nghề nghiệp thành lập bao gồm:

    - Chủ tịch hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu của tổ chức xã hội - nghề nghiệp;

    - Ủy viên thường trực là thành viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp;

    - Các ủy viên tham gia hội đồng là thành viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các chuyên gia có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp mới, cấp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề;

    - Thư ký hội đồng là thành viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

    (4) Hội đồng hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, theo quy chế do Chủ tịch hội đồng quyết định ban hành.

    (5) Quy chế hoạt động của Hội đồng bao gồm các nội dung về nguyên tắc làm việc; cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Hội đồng và từng thành viên Hội đồng; quy trình đánh giá năng lực hoạt động xây dựng của cá nhân; kinh phí hoạt động của Hội đồng.

    saved-content
    unsaved-content
    307