3 xã rộng nhất và 3 xã đông dân nhất của TP.HCM sau sáp nhập

Bộ Nội vụ trình phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tại TP.HCM mới, trong đó 3 xã rộng nhất và 3 xã đông dân nhất của TP.HCM sẽ được cập nhật trong bài viết bên dưới.

Nội dung chính

3 xã rộng nhất và 3 xã đông dân nhất của TP.HCM sau sáp nhập

Bộ Nội vụ vừa trình Chính phủ phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của TP.HCM sau khi mở rộng địa giới hành chính vào năm 2025. Phương án này nhận được sự thống nhất của các địa phương liên quan, gồm TP.HCM, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và tỉnh Bình Dương.

Sau sáp nhập, tổng diện tích TP.HCM mới sẽ là hơn 6.772 km² với dân số vượt 14 triệu người. Thành phố sẽ có 168 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: 113 phường, 54 xã và đặc khu Côn Đảo.

Về quy mô diện tích, 3 xã rộng nhất của TP.HCM mới gồm:

- Xã Phú Giáo (192,83 km², đạt tỉ lệ hơn 642% so với chỉ tiêu diện tích)

- Xã Dầu Tiếng (182,68 km², đạt tỉ lệ hơn 608% so với chỉ tiêu diện tích)

- Xã Long Hòa (166,76 km², đạt tỉ lệ hơn hơn 555% so với chỉ tiêu diện tích)

Cả ba xã này đều hình thành từ phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Bình Dương.

Về dân số, 3 xã đông dân nhất của TPHCM mới gồm:

- Phường Hiệp Bình với 215.638 người (479,20% so với tiêu chuẩn)

- Phường Tăng Nhơn Phú với 208.233 người (426,74% so với tiêu chuẩn)

- Xã Bà Điểm với 204.289 người (1.276,81% so với tiêu chuẩn)

Ba xã, phường này là kết quả sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc địa bàn TP.HCM.

Phía trên là thông tin tham khảo 3 xã rộng nhất và 3 xã đông dân nhất của TP.HCM sau sáp nhập

3 xã rộng nhất và 3 xã đông dân nhất của TP.HCM sau sáp nhập

3 xã rộng nhất và 3 xã đông dân nhất của TP.HCM sau sáp nhập (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn phân loại và cách tính điểm phân loại đơn vị hành chính xã được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 14 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành tiêu chuẩn phân loại và cách tính điểm phân loại đơn vị hành chính xã như sau:

- Quy mô dân số:

+ Xã từ 3.500 người trở xuống được tính 10 điểm; trên 3.500 người thì cứ thêm 100 người được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 35 điểm;

+ Xã miền núi, vùng cao áp dụng mức 75% quy định tại điểm a khoản này;

+ Xã có đường biên giới quốc gia trên đất liền áp dụng mức 30% quy định tại điểm a khoản này.

-  Diện tích tự nhiên từ 10 km2 trở xuống được tính 10 điểm; trên 10 km2 thì cứ thêm 0,5 km2 được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 30 điểm.

- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội:

+ Tự cân đối được thu, chi ngân sách địa phương được tính 10 điểm.

Trường hợp chưa tự cân đối được thu, chi ngân sách địa phương, nếu số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương từ 30% trở xuống được tính 3 điểm; trên 30% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 8 điểm;

+ Xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới được tính 20 điểm.

Trường hợp xã chưa đạt chuẩn nông thôn mới, nếu đạt được tiêu chí nào trong hệ thống các tiêu chí quy định chuẩn nông thôn mới thì mỗi tiêu chí được tính 1 điểm nhưng tổng số điểm các tiêu chí tối đa không quá 15 điểm;

+ Xã có đường biên giới quốc gia trên đất liền áp dụng mức 30% quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

- Các yếu tố đặc thù:

+ Có từ 20% đến 30% dân số là người dân tộc thiểu số được tính 1 điểm; trên 30% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;

+ Xã đặc biệt khó khăn được tính 1 điểm;

+ Xã an toàn khu được tính 1 điểm;

+ Có di tích quốc gia đặc biệt hoặc có di sản được UNESCO công nhận được tính 1 điểm.

Phía trên là thông tin tham khảo 3 xã rộng nhất và 3 xã đông dân nhất của TP.HCM sau sáp nhập

Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Ngọc Yến
saved-content
unsaved-content
84