Tải file Thông tư 70/2025/TT-BTC quản lý và sử dụng phí thẩm định phê duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy?
Nội dung chính
- Tải file Thông tư 70/2025/TT-BTC quản lý và sử dụng phí thẩm định phê duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy?
- Quy định về quản lý và sử dụng phí thẩm định phê duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy?
- Thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy gồm những nội dung nào?
- Phương tiện nào phải được thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy từ 01/07/2025?
Tải file Thông tư 70/2025/TT-BTC quản lý và sử dụng phí thẩm định phê duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy?
Ngày 01/7/2025, Bộ Tài chính ra Thông tư 70/2025/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định phê duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy.
>> Tải file Thông tư 70/2025/TT-BTC quản lý và sử dụng phí thẩm định phê duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy? TẠI ĐÂY
Theo đó, Thông tư 70/2025/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định phê duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng công trình, công trình và phương tiện giao thông (sau đây gọi chung là dự án) theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
+ Đối với dự án do cơ quan chuyên môn về xây dựng tổ chức thẩm định các nội dung theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thì thực hiện thu phí thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tu xây dựng và phí thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
+ Đối với phương tiện giao thông do cơ quan đăng kiểm tổ chức thẩm định các nội dung theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thì thực hiện thu giá dịch vụ kiểm định theo quy định của pháp luật về giá.
- Thông tư 70/2025/TT-BTC áp dụng đối với người nộp phí, tổ chức thu phí thẩm định phê duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy và tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định phê duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy.
Trên đây là thông tin về Tải file Thông tư 70/2025/TT-BTC quản lý và sử dụng phí thẩm định phê duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy
Tải file Thông tư 70/2025/TT-BTC quản lý và sử dụng phí thẩm định phê duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy? (Hình từ Internet)
Quy định về quản lý và sử dụng phí thẩm định phê duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 70/2025/TT-BTC có nêu rõ quản lý và sử dụng phí thẩm định phê duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy như sau:
- Tổ chức thu phí được trích để lại 60% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 82/2023/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí 2015; nộp 40% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục tương ứng của Mục lục ngân sách nhà nước; trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 70/2025/TT-BTC.
- Trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước không thuộc diện được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 82/2023/NĐ-CP thì phải nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Kinh phí bảo đảm cho các hoạt động cung cấp dịch vụ và thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy gồm những nội dung nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 105/2025/NĐ-CP thì nội dung thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, cụ thể như sau:
- Khoảng cách phòng cháy, chữa cháy giữa các công trình, hạng mục công trình trong cùng lô đất; khoảng cách phòng cháy, chữa cháy từ công trình, hạng mục công trình đến công trình tiếp giáp hoặc ranh giới khu đất; khoảng cách phòng cháy, chữa cháy từ công trình, hạng mục công trình đến các đối tượng tiếp giáp theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
- Đường, bãi đỗ, vị trí, lối vào để tiếp cận và tổ chức các hoạt động chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;
- Lối thoát nạn, đường thoát nạn, thang bộ thoát nạn, thang máy chữa cháy, lối ra khẩn cấp, lối ra mái, gian lánh nạn;
- Bậc chịu lửa phù hợp với quy mô, công năng của công trình; giải pháp phân chia khoang cháy; bố trí mặt bằng, công năng, hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ, các bộ phận, cấu kiện, hệ thống kỹ thuật trong công trình để hạn chế, ngăn chặn sự hình thành, phát triển và lan truyền của đám cháy;
- Giải pháp chống khói gồm: phương án thoát khói cho nhà, gian phòng; hệ thống cung cấp không khí bảo vệ chống khói cho giếng thang máy, buồng thang bộ, khoang đệm;
- Trường hợp thẩm định thiết kế điều chỉnh hoặc cải tạo thì nội dung xem xét, đánh giá chỉ trong phạm vi điều chỉnh, cải tạo.
Phương tiện nào phải được thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy từ 01/07/2025?
Căn cứ quy định tại Phụ lục III Danh mục công trình, phương tiện giao thông thuộc diện thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy ban hành kèm Nghị định 105/2025/NĐ-CP thì các loại phương tiện giao thông được sản xuất, lắp ráp, đóng mới, hoán cải để vận tải hành khách, xăng, dầu, chất lỏng dễ cháy, khí cháy, vật liệu nổ, hóa chất có nguy hiểm về cháy, nổ thuộc các trường hợp sau sẽ phải được thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy:
Thứ nhất, phương tiện đường thủy nội địa:
- Phương tiện có sức chở người từ 50 người trở lên;
- Phương tiện từ 500 GT trở lên;
- Phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 300 sức ngựa trở lên.
Thứ hai, tàu biển Việt Nam không hoạt động tuyến quốc tế từ 500 GT trở lên.
Trong đó, GT là tổng dung tích của phương tiện theo pháp luật về hàng hải.