Hướng dẫn điền mẫu phiếu lấy ý kiến cử tri về việc thành lập sắp xếp đơn vị hành chính
Nội dung chính
Hướng dẫn điền mẫu phiếu lấy ý kiến cử tri về việc thành lập sắp xếp đơn vị hành chính
Ngày 15/4/2025, Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chức chính quyền địa phương 02 cấp đã ban hành Công văn 03/CV-BCĐ định hướng nhiệm vụ sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện sắp xếp.
Trong đó, phiếu lấy phiếu lấy ý kiến cử tri về việc thành lập sắp xếp đơn vị hành chính được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Công văn 03/CV-BCĐ, cụ thể như sau:
Phiếu lấy ý kiến cử tri về việc thành lập sắp xếp đơn vị hành chính
…(2).., ngày … tháng … năm ….(3) PHIẾU LẤY Ý KIẾN CỬ TRI Về việc thành lập sắp xếp đơn vị hành chính …(4)… Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Nghị quyết số 74/NQ-CP ngày 07/4/2025 của Chính phủ, sau khi Đề án sắp xếp đơn vị hành chính …… được xây dựng, đề nghị cử tri cho ý kiến về việc sắp xếp ĐVHC ……… (Thôn, Tổ dân phố: ……………………………………….)
Ý kiến khác (nếu có): …………………………………………………… Lưu ý: 1. Phiếu dùng cho đại diện hộ gia đình 2. Nếu đồng ý thì đánh dấu “x” vào ô đồng ý, nếu không đồng ý thì đánh dấu “x” vào ô không đồng ý; nếu không đánh dấu hoặc đánh dấu vào cả 02 ô không đồng ý và đồng ý là phiếu không hợp lệ. |
Cử tri điền thông tin phiếu theo hướng dẫn như sau:
(1) Đóng dấu treo của Ủy ban nhân dân;
(2) Tên của đơn vị hành chính cấp xã tổ chức lấy ý kiến Nhân dân;
(3) Ghi ngày, tháng, năm phát hành phiếu lấy ý kiến;
(4) Nội dung lấy ý kiến (ví dụ: sáp nhập tỉnh/thành phố…, nhập xã…)
(5) Tên đề án;
Hướng dẫn điền mẫu phiếu lấy ý kiến cử tri về việc thành lập sắp xếp đơn vị hành chính (Hình từ Internet)
Các hành vi bị nghiêm cấm lấy ý kiến cử tri về việc thành lập sắp xếp đơn vị hành chính?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 54/2018/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm lấy ý kiến cử tri về việc thành lập sắp xếp đơn vị hành chính như sau:
- Tuyên truyền, đưa thông tin sai lệch về nội dung, ý nghĩa của việc lấy ý kiến cử tri.
- Dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép, cản trở làm cho cử tri không thực hiện hoặc thực hiện việc lấy ý kiến cử tri trái với mong muốn của mình.
- Giả mạo giấy tờ, gian lận hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả lấy ý kiến cử tri.
- Lợi dụng việc lấy ý kiến cử tri để kích động, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân.
Có bao nhiêu loại hình thức lấy ý kiến Nhân dân về việc thành lập sắp xếp đơn vị hành chính?
Cụ thể, các hình thức lấy ý kiến Nhân dân được quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 bao gồm:
- Hội nghị trao đổi, đối thoại giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với Nhân dân;
- Tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư;
- Phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình;
- Thông qua hòm thư góp ý, đường dây nóng (nếu có);
- Thông qua Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố và các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở;
- Thông qua cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của chính quyền địa phương cấp xã;
- Thông qua mạng viễn thông, mạng xã hội hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật, bảo đảm phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin tại cấp xã, tại thôn, tổ dân phố;
- Tổ chức đối thoại, lấy ý kiến công dân là đối tượng thi hành đối với nội dung quy định tại khoản 8 Điều 25 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022.