Công văn 1371 quy định việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa

Ngày 28/3/2025, Bộ GDĐT đã ban hành Công văn 1371/BGDĐT-GDPT trong đó có quy định việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa.

Nội dung chính

    Công văn 1371 quy định việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa

    Theo Công văn 1371/BGDĐT-GDPT, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường chỉ đạo thực hiện các nội dung sau:

    - Quyền lựa chọn sách giáo khoa: Đảm bảo quyền lựa chọn sách giáo khoa thuộc về các cơ sở giáo dục phổ thông, trên nguyên tắc dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, tôn trọng ý kiến chuyên môn của giáo viên, vì quyền lợi của học sinh và sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục.

    Việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa cần tuân thủ theo Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT.

    - Báo cáo và điều chỉnh sách giáo khoa: Các Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ hướng dẫn các cơ sở giáo dục phổ thông trong việc tổng hợp và báo cáo các nội dung, ngữ liệu cần điều chỉnh trong sách giáo khoa của các môn học và hoạt động giáo dục, nếu có.

    Việc bổ sung, điều chỉnh danh mục sách giáo khoa phải tôn trọng ý kiến đề xuất của giáo viên về chuyên môn.

    - Cung cấp thông tin nhu cầu sách giáo khoa: Sở Giáo dục và Đào tạo cũng cần hướng dẫn các cơ sở giáo dục phổ thông tổng hợp nhu cầu sách giáo khoa các môn học, hoạt động giáo dục và cung cấp thông tin về nhu cầu sách giáo khoa cho các nhà xuất bản trước ít nhất 4 tháng tính từ thời điểm khai giảng năm học mới.

    - Hỗ trợ học sinh khó khăn: Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu có phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh hộ nghèo, cận nghèo, học sinh thuộc đối tượng chính sách, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là học sinh vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, đảm bảo rằng mọi học sinh đều có đầy đủ sách giáo khoa.

    - Kiểm tra, thanh tra công tác lựa chọn và sử dụng sách giáo khoa: Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc tổ chức lựa chọn và sử dụng sách giáo khoa theo quy định của pháp luật. Các sai phạm, khuyết điểm sẽ được kịp thời chấn chỉnh, đồng thời các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác lựa chọn sách giáo khoa sẽ được biểu dương và nhân rộng.

    Công văn 1371 quy định việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa

    Công văn 1371 quy định việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa (Hình từ Internet)

    Nội dung sách giáo khoa bao gồm những gì?

    Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT quy định về nội dung sách giáo khoa bao gồm cụ thế sau:

    - Nội dung sách giáo khoa thể hiện đúng và đầy đủ nội dung của chương trình môn học hoặc hoạt động giáo dục; bảo đảm tính cơ bản, khoa học, thiết thực, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

    - Các thuật ngữ, khái niệm, định nghĩa, số liệu, sự kiện, hình ảnh bảo đảm chính xác, khách quan, nhất quán và phù hợp với trình độ học sinh; các số liệu, sự kiện, hình ảnh có nguồn gốc rõ ràng.

    - Các thành tựu khoa học mới liên quan đến chương trình môn học, hoạt động giáo dục được cập nhật, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phù hợp với mục tiêu của chương trình môn học, hoạt động giáo dục.

    - Những nội dung giáo dục về chủ quyền quốc gia, quyền con người, quyền trẻ em, bình đẳng giới, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu được thể hiện hợp lý.

    Quy trình biên soạn sách giáo khoa được thực hiện như thế nào?

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT quy định về quy trình biên soạn sách giáo khoa được thực hiện như sau:

    - Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa lựa chọn tác giả biên soạn sách giáo khoa đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 11 Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT; tác giả nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để xây dựng đề cương tổng thể, đề cương chi tiết, kế hoạch biên soạn; phân công nhiệm vụ của tổng chủ biên, chủ biên (nếu sách có tổng chủ biên, chủ biên), tác giả bảo đảm sự phù hợp về khối lượng công việc và thời gian thực hiện để bảo đảm chất lượng và tiến độ hoàn thành bản mẫu sách giáo khoa;

    - Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa tổ chức biên soạn, biên tập, thiết kế, minh họa, hoàn thành ít nhất 01 (một) bài học, tổ chức dạy thực nghiệm, góp ý sau khi dạy thực nghiệm để hoàn thiện bài học đó với sự tham gia đóng góp và thống nhất của toàn thể tác giả trước khi tổ chức biên soạn các bài học khác; tổ chức biên soạn, biên tập, thiết kế, minh họa, dạy thực nghiệm, tổ chức lấy ý kiến của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học, nhà giáo dục am hiểu về giáo dục phổ thông nhận xét, đánh giá bản mẫu sách giáo khoa theo nội dung từng khoản quy định tại:

    + Điều kiện tiên quyết của sách giáo khoa (Điều 4),

    + Nội dung sách giáo khoa (Điều 5)

    + Phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục trong sách giáo khoa (Điều 6),

    + Cấu trúc sách giáo khoa (Điều 7)

    + Ngôn ngữ sử dụng trong sách giáo khoa và hình thức trình bày sách giáo khoa (Điều 8) (yêu cầu cụ thể theo Tiêu chí đánh giá sách giáo khoa kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT); hoàn thành bản mẫu sách giáo khoa gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổ chức thẩm định;

    - Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định bản mẫu sách giáo khoa theo quy định tại Chương 4 Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT;

    - Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa hoàn thiện bản mẫu sách giáo khoa sau thẩm định;

    - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, cho phép sử dụng sách giáo khoa;

    - Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa tổ chức xuất bản, phát hành sách giáo khoa theo quy định của pháp luật.

    saved-content
    unsaved-content
    204