BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
05/2022/TT-BGDĐT
|
Hà Nội, ngày 19
tháng 03 năm 2022
|
THÔNG TƯ
SỬA
ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN, QUY TRÌNH BIÊN SOẠN, CHỈNH SỬA
SÁCH GIÁO KHOA; TIÊU CHUẨN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN BIÊN SOẠN SÁCH GIÁO KHOA; TỔ CHỨC
VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG QUỐC GIA THẨM ĐỊNH SÁCH GIÁO KHOA BAN HÀNH KÈM THEO
THÔNG TƯ SỐ 33/2017/TT-BGDĐT NGÀY 22 THÁNG 12 NĂM 2017 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Luật
Giáo dục ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25
tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung
học và Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên
soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo
khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban
hành kèm theo Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 1. Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách
giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt
động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư
số 33/2017/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo, như sau:
1. Sửa đổi khoản
1 và bổ sung khoản 4 vào Điều 8
như sau:
“1. Ngôn ngữ sử dụng trong sách giáo khoa là
tiếng Việt (đối với sách giáo khoa các môn ngoại ngữ và sách giáo khoa các môn
tiếng dân tộc thiểu số được sử dụng thêm các ngôn ngữ phù hợp với nội dung môn
học), bảo đảm các quy định về chính tả và ngữ pháp, các chữ viết tắt, các ký hiệu,
phiên âm; diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, thể hiện chính xác nội dung cần trình
bày, phù hợp với lứa tuổi học sinh.
4. Khổ sách, khuôn khổ bát chữ, số dòng trong
bát chữ, số chữ trong một dòng, chất lượng giấy in (định lượng, độ trắng, độ đục,
độ bóng, độ xuyên thấu), chất lượng và định lượng giấy bìa, chất lượng mực in
theo tiêu chuẩn quốc gia về sách.”.
2. Sửa đổi, bổ sung Điều
9 như sau:
1. Quy trình biên soạn sách giáo khoa
“a) Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa
lựa chọn tác giả biên soạn sách giáo khoa đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều
11 Thông tư này; tác giả nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để xây dựng đề cương tổng thể, đề cương chi tiết,
kế hoạch biên soạn; phân công nhiệm vụ của tổng chủ biên, chủ biên (nếu sách có
tổng chủ biên, chủ biên), tác giả bảo đảm sự phù hợp về khối lượng công việc và
thời gian thực hiện để bảo đảm chất lượng và tiến độ hoàn thành bản mẫu sách
giáo khoa;
b) Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa
tổ chức biên soạn, biên tập, thiết kế, minh họa, hoàn thành ít nhất 01 (một)
bài học, tổ chức dạy thực nghiệm, góp ý sau khi dạy thực nghiệm để hoàn thiện
bài học đó với sự tham gia đóng góp và thống nhất của toàn thể tác giả trước
khi tổ chức biên soạn các bài học khác; tổ chức biên soạn, biên tập, thiết kế,
minh họa, dạy thực nghiệm, tổ chức lấy ý kiến của giáo viên, cán bộ quản lý
giáo dục, nhà khoa học, nhà giáo dục am hiểu về giáo dục phổ thông nhận xét,
đánh giá bản mẫu sách giáo khoa theo nội dung từng khoản quy định tại Điều 4,
Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 của Thông tư này (yêu cầu cụ thể theo Tiêu chí
đánh giá sách giáo khoa kèm theo Thông tư này); hoàn thành bản mẫu sách giáo
khoa gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổ chức thẩm định;
c) Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định bản
mẫu sách giáo khoa theo quy định tại Chương IV Thông tư này;
d) Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa
hoàn thiện bản mẫu sách giáo khoa sau thẩm định;
đ) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt,
cho phép sử dụng sách giáo khoa;
e) Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa
tổ chức xuất bản, phát hành sách giáo khoa theo quy định của pháp luật.”.
2. Yêu cầu và quy trình thực nghiệm sách giáo
khoa
a) Đối với mỗi bản mẫu sách giáo khoa, lựa chọn
các bài học để tổ chức thực nghiệm mang tính đại diện về loại bài, thể hiện điểm
mới về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo chương trình môn học,
hoạt động giáo dục; tổ chức thực nghiệm ít nhất 10% tổng số tiết đối với các
môn học, hoạt động giáo dục có từ 105 tiết/năm học trở lên, ít nhất 15% tổng số
tiết đối với các môn học, hoạt động giáo dục có từ 70 tiết/năm học đến dưới 105
tiết/năm học, ít nhất 20% tổng số tiết đối với các môn học, hoạt động giáo dục
còn lại; mỗi bài học được dạy thực nghiệm ít nhất 02 (hai) lần, sau lần dạy thực
nghiệm thứ nhất, tổ chức rút kinh nghiệm, chỉnh sửa bài học trước khi tổ chức dạy
thực nghiệm lần thứ hai;
b) Cơ sở giáo dục phổ thông được lựa chọn để
tổ chức dạy thực nghiệm bảo đảm tính đại diện vùng, miền; lớp học sinh được lựa
chọn để tổ chức dạy thực nghiệm thuộc khối lớp có sách giáo khoa được thực nghiệm;
việc dạy thực nghiệm được thực hiện đối với học sinh toàn lớp vào thời điểm phù
hợp với năng lực của học sinh. Giáo viên dạy học và giáo viên dự giờ dạy thực
nghiệm là những người đang trực tiếp dạy học môn học có sách giáo khoa được thực
nghiệm; mỗi tiết dạy thực nghiệm bảo đảm có ít nhất 03 (ba) giáo viên dự giờ và
tham gia góp ý bài học thực nghiệm;
c) Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa
tổ chức đánh giá bài học thực nghiệm theo nội dung từng khoản (trừ những nội
dung không thể hiện trong bài học) quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7
và Điều 8 của Thông tư này (yêu cầu cụ thể theo Tiêu chí đánh giá sách giáo
khoa kèm theo Thông tư này).
3. Quy trình chỉnh sửa sách giáo khoa
a) Trong quá trình sử dụng, sách giáo khoa có
thể được chỉnh sửa;
b) Quy trình chỉnh sửa sách giáo khoa thực hiện
như quy trình biên soạn sách giáo khoa được quy định tại khoản 1 Điều này trừ
quy định về thực nghiệm sách giáo khoa. Trường hợp phải tổ chức thực nghiệm
sách giáo khoa chỉnh sửa do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định.
4. Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
quyết định cụ thể quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa quy định tại
khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này đối với việc biên soạn, chỉnh sửa sách
giáo khoa sử dụng ngân sách nhà nước.”.
4. Sửa đổi, bổ sung khoản
3 Điều 10 như sau:
“3. Đáp ứng yêu cầu thực hiện quy trình biên
soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.”.
5. Sửa đổi, bổ sung điểm
a khoản 1 Điều 11 như sau:
“a) Có trình độ được đào tạo từ đại học trở
lên theo chuyên ngành phù hợp với môn học, hoạt động giáo dục có sách giáo khoa
được biên soạn; am hiểu về khoa học giáo dục; có ít nhất 03 (ba) năm trực tiếp
giảng dạy hoặc nghiên cứu về chuyên môn phù hợp với môn học, hoạt động giáo dục
có sách giáo khoa được biên soạn;”.
6. Sửa đổi, bổ sung khoản
3 Điều 13 như sau:
“3. Đã từng tham gia một trong các công việc
sau: xây dựng chương trình giáo dục phổ thông, thẩm định chương trình giáo dục
phổ thông, biên soạn sách giáo khoa, thẩm định sách giáo khoa, có ít nhất 03
(ba) năm trực tiếp giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo giáo viên về
chuyên môn phù hợp với môn học, hoạt động giáo dục có sách giáo khoa được thẩm
định; hoặc có ít nhất 03 (ba) năm trực tiếp dạy học môn học, hoạt động giáo dục
có sách giáo khoa được thẩm định.”.
7. Sửa đổi, bổ sung khoản
1, khoản 2 Điều 16 như sau:
“1. Chậm nhất 15 ngày trước phiên họp đầu
tiên của Hội đồng, bản mẫu sách giáo khoa được đơn vị tổ chức thẩm định gửi cho
các thành viên Hội đồng. Thành viên Hội đồng đọc, nghiên cứu và viết nhận xét,
đánh giá bản mẫu sách giáo khoa theo nội dung từng khoản quy định tại Điều 4,
Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 của Thông tư này (yêu cầu cụ thể theo Tiêu chí
đánh giá sách giáo khoa kèm theo Thông tư này).
2. Hội đồng họp, thảo luận về bản mẫu sách
giáo khoa theo nội dung từng khoản quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7
và Điều 8 của Thông tư này (yêu cầu cụ thể theo Tiêu chí đánh giá sách giáo
khoa kèm theo Thông tư này).”.
8. Sửa đổi, bổ sung điểm
c, khoản 1 Điều 17 như sau:
“c) Thuyết minh về bản mẫu sách giáo khoa đề
nghị thẩm định, bao gồm: tên sách giáo khoa; phân công nhiệm vụ và trách nhiệm
của tổng chủ biên, chủ biên (nếu sách có tổng chủ biên, chủ biên), tác giả; mục
đích biên soạn, đối tượng và phạm vi sử dụng; cấu trúc, nội dung; quá trình, kết
quả thực nghiệm; việc tổ chức lấy ý kiến và tiếp thu các ý kiến nhận xét, đánh
giá bản mẫu sách giáo khoa của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học,
nhà giáo dục am hiểu về giáo dục phổ thông; các thông tin liên quan khác (nếu
có).”.
9. Sửa đổi, bổ sung Điều
18 như sau:
“Điều 18. Tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định
sách giáo khoa
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định sách
giáo khoa là tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa đáp ứng tiêu chuẩn quy định
tại Thông tư này, có bản mẫu sách giáo khoa được tổ chức biên soạn, chỉnh sửa
theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này.
2. Tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định sách
giáo khoa chịu trách nhiệm báo cáo, tiếp thu, giải trình với Hội đồng về nội
dung sách giáo khoa trong mỗi vòng thẩm định; hoàn thiện bản mẫu sách giáo
khoa; giải trình với xã hội đối với những vấn đề xã hội quan tâm về sách giáo
khoa.”.
10. Sửa đổi khoản
1 và bổ sung khoản 3 Điều 19
như sau:
“1. Đơn vị tổ chức thẩm định sách giáo khoa
là đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
phân công.
3. Đơn vị tổ chức thẩm định sách giáo khoa
giúp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giám sát quá trình tổ chức biên soạn, chỉnh
sửa sách giáo khoa của các tổ chức, cá nhân theo quy định tại Điều 9 của Thông
tư này.”.
Điều 2. Hiệu lực thi
hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
05 tháng 5 năm 2022.
Điều 3. Trách nhiệm tổ
chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung
học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Dân tộc, Vụ trưởng Vụ
Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
-
Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ:
- Ủy ban VHGD của Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Kiểm toán nhà nước;
- Cục KTVBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Như Điều 3;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDTrH.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Hữu Độ
|
TIÊU CHÍ
ĐÁNH
GIÁ SÁCH GIÁO KHOA
(Kèm theo Thông tư số 05/2022/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 3 năm 2022 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo)
STT
|
Tiêu chuẩn
|
Tiêu chí
|
1
|
Điều kiện tiên quyết
của sách giáo khoa
|
1.1
|
Nội dung và hình thức sách giáo khoa không
trái với quy định của pháp luật Việt Nam và phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia về
xuất bản phẩm
|
Nội dung và hình thức sách giáo khoa không
trái với quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật Giáo dục, Luật
Xuất bản và pháp luật có liên quan.
|
Nội dung và hình thức sách giáo khoa không
tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật
quy định; không sai lệch sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; không
xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; không vu khống, xúc phạm uy
tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân; không gây hằn thù
dân tộc, xung đột sắc tộc, tôn giáo; không ảnh hưởng tới thuần phong mỹ tục của
dân tộc Việt Nam.
|
Nội dung và hình thức sách giáo khoa phù hợp
với tiêu chuẩn quốc gia về xuất bản phẩm được quy định tại Tiêu chuẩn quốc
gia Việt Nam.
|
Thông tin ghi trên sách giáo khoa tuân thủ
quy định theo Luật Xuất bản.
|
1.2
|
Nội dung và hình thức sách giáo khoa không
mang định kiến về sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, lứa tuổi và địa vị xã
hội
|
Các nội dung, hình ảnh liên quan đến các
dân tộc Việt Nam có tần suất xuất hiện phù hợp; thể hiện tinh thần đoàn kết
các dân tộc, quan điểm tích cực, khách quan, bình đẳng, tôn trọng về phẩm chất
trí tuệ, phong tục tập quán, giá trị truyền thống văn hóa của các dân tộc Việt
Nam.
|
Các nội dung, hình ảnh liên quan đến người
khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em có tần suất xuất hiện phù hợp; thể hiện
cách nhìn tích cực, khách quan, bình đẳng, tôn trọng về phẩm chất trí tuệ của
người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em; không vi phạm các quy định của Luật người khuyết tật, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và
pháp luật có liên quan.
|
Các nội dung, hình ảnh liên quan đến các
nghề nghiệp, vùng miền, địa phương khác nhau có tần suất xuất hiện phù hợp;
thể hiện tính tích cực, khách quan, bình đẳng, tôn trọng đối với các nghề
nghiệp, vùng miền, địa phương khác nhau; không có những thông tin, hình ảnh
mang tính quảng cáo cho các sản phẩm thương mại cụ thể.
|
Các nội dung, hình ảnh về giới có tần suất
xuất hiện phù hợp; thể hiện tính tích cực, khách quan, bình đẳng về phẩm chất
trí tuệ và thiên chức của các giới; không vi phạm Luật bình đẳng giới.
|
2
|
Nội dung sách giáo
khoa
|
2.1
|
Nội dung sách giáo khoa thể hiện đúng và đầy
đủ nội dung của chương trình môn học hoặc hoạt động giáo dục; bảo đảm tính cơ
bản, khoa học, thiết thực, phù hợp với thực tiễn Việt Nam
|
Nội dung sách giáo khoa phản ánh chính xác,
đủ các yêu cầu cần đạt, bảo đảm tính cơ bản, khoa học, thiết thực của từng chủ
đề được quy định trong chương trình môn học hoặc hoạt động giáo dục.
|
Các ví dụ minh họa, các dẫn liệu về kinh tế,
văn hóa, xã hội, thiên nhiên, con người được sử dụng phù hợp với thực tiễn Việt
Nam.
|
Sách giáo khoa thể hiện nội dung giáo dục
hướng nghiệp thông qua yêu cầu về độ rộng, sâu của kiến thức, yêu cầu vận dụng,
thực hành liên quan đến ngành nghề mà chương trình môn học hoặc hoạt động
giáo dục hướng tới.
|
2.2
|
Các thuật ngữ, khái niệm, định nghĩa, số liệu,
sự kiện, hình ảnh bảo đảm chính xác, khách quan, nhất quán và phù hợp với
trình độ học sinh; các số liệu, sự kiện, hình ảnh có nguồn gốc rõ ràng
|
Các thuật ngữ, khái niệm, định nghĩa, số liệu,
sự kiện, hình ảnh trong sách giáo khoa bảo đảm chính xác, cập nhật khách
quan, phù hợp với lứa tuổi học sinh, nhất quán trong sách giáo khoa đó và giữa
các sách giáo khoa ở các lớp học, cấp học của các chương trình môn học hoặc
hoạt động giáo dục. Việc tóm tắt tác phẩm của tác giả đưa vào sách giáo khoa
phải được sự đồng ý của tác giả hoặc người nắm giữ bản quyền.
|
Các thuật ngữ, khái niệm, định nghĩa, số liệu,
sự kiện, hình ảnh trong sách giáo khoa phù hợp với nội dung giáo dục và yêu cầu
cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh quy định tại chương trình môn học
hoặc hoạt động giáo dục.
|
2.3
|
Các thành tựu khoa học mới liên quan đến
chương trình môn học, hoạt động giáo dục được cập nhật, đáp ứng yêu cầu hội
nhập quốc tế và phù hợp với mục tiêu của chương trình môn học, hoạt động giáo
dục
|
Sách giáo khoa biên soạn lần đầu hoặc sách
giáo khoa được chỉnh sửa lần sau phải cập nhật các thành tựu khoa học mới
liên quan đến chương trình môn học, hoạt động giáo dục, đáp ứng yêu cầu hội
nhập quốc tế và phù hợp với mục tiêu của chương trình môn học, hoạt động giáo
dục.
|
Sách giáo khoa không có những nội dung còn
tranh cãi, chưa hoàn toàn được thừa nhận; không được tóm tắt hoặc trích đoạn
làm sai lệch nội dung tác phẩm được đưa vào sách giáo khoa.
|
2.4
|
Những nội dung giáo dục về chủ quyền quốc
gia, quyền con người, quyền trẻ em, bình đẳng giới, phát triển bền vững, bảo
vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu được thể hiện hợp lý
|
Sách giáo khoa có nội dung về chủ quyền quốc
gia phải thể hiện đúng và đầy đủ tên gọi vùng đất, vùng biển, đảo và các thực
thể khác; không phận; chế độ chính trị, kinh tế theo Hiến pháp và pháp luật
Việt Nam.
|
Sách giáo khoa có nội dung giáo dục quyền
con người, quyền trẻ em, bình đẳng giới được thể hiện thông qua việc tích hợp
trong các chủ đề phù hợp: tích hợp vào các chủ đề nội dung liên quan; có các
câu hỏi, bài tập riêng; có thể có những đề mục riêng.
|
Sách giáo khoa có nội dung giáo dục phát
triển bền vững, bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, giáo dục tài chính... được
thể hiện thông qua việc tích hợp trong các chủ đề phù hợp: tích hợp vào các
chủ đề nội dung liên quan; có các câu hỏi, bài tập riêng; có thể có những đề
mục riêng.
|
3
|
Phương pháp giáo dục
và đánh giá kết quả giáo dục trong sách giáo khoa
|
3.1
|
Các bài học trong sách giáo khoa tạo điều
kiện cho giáo viên vận dụng sáng tạo các phương pháp và hình thức tổ chức dạy
học lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm; tạo cơ hội và khuyến khích
học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, phát huy tiềm năng của mỗi
học sinh
|
Nội dung các bài học trong sách giáo khoa tạo
điều kiện cho giáo viên vận dụng sáng tạo các phương pháp và hình thức tổ chức
dạy học lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm; tạo cơ hội và khuyến
khích học sinh tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo thông qua các hoạt động học
để thực hiện cả ở trong lớp và ngoài lớp học.
|
Nội dung các bài học trong sách giáo khoa tạo
thuận lợi cho học sinh tự nghiên cứu sách giáo khoa để tiếp nhận và vận dụng
kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học;
dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh luyện tập, thực hành, trình bày,
thảo luận, bảo vệ kết quả học tập của mình.
|
Hệ thống câu hỏi, bài tập, hoạt động (hoạt
động trải nghiệm, dự án nghiên cứu khoa học, giáo dục STEM, thực hành, thí
nghiệm) trong bài học tập trung vào đánh giá kĩ năng thực hành và vận dụng kiến
thức vào thực tiễn.
|
3.2
|
Các bài học trong sách giáo khoa thể hiện
đúng, đủ, rõ mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học
sinh và yêu cầu về đánh giá kết quả giáo dục được quy định trong chương trình
môn học, hoạt động giáo dục, làm cơ sở cho việc đánh giá chính xác kết quả
giáo dục
|
Các bài học trong sách giáo khoa thể hiện
các hoạt động học của học sinh phù hợp với yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng
lực của các chủ đề, nội dung tương ứng được quy định trong chương trình môn học,
hoạt động giáo dục.
|
Hệ thống câu hỏi, bài tập, hoạt động học tập
trong bài học bảo đảm sự tinh giản, chọn lọc, bám sát yêu cầu cần đạt ứng với
từng chủ đề, nội dung tương ứng được quy định trong chương trình môn học, hoạt
động giáo dục.
|
Các câu hỏi, bài tập, hoạt động trong bài học
bảo đảm vừa là công cụ tổ chức dạy học tích cực, vừa là công cụ kiểm tra,
đánh giá trong quá trình dạy học cả ở trong lớp và ngoài lớp học.
|
4
|
Cấu trúc sách giáo
khoa
|
4.1
|
Cấu trúc sách giáo khoa có đủ các thành phần
cơ bản sau: phần chương hoặc chủ đề, bài học, giải thích thuật ngữ, mục lục.
Bìa sách được thiết kế theo quy định của Luật
xuất bản và ghi danh sách Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa của
môn học, hoạt động giáo dục vào bìa 2 của sách giáo khoa
|
Sách giáo khoa có phần mở đầu giới thiệu vị
trí môn học, định hướng phương pháp giáo dục, dạy học và kiểm tra đánh giá;
quan hệ với sách giáo khoa các môn học và hoạt động giáo dục khác; hướng dẫn
sử dụng sách giáo khoa.
|
Cấu trúc các phần, chương, chủ đề, bài học
bảo đảm quan hệ chung-riêng, toàn thể-bộ phận. Tên phần, chương, chủ đề, bài
học phản ánh được nội dung có sự kết nối, tránh rời rạc, vụn vặt.
|
Phần giải thích thuật ngữ, từ ngữ có ghi số
trang xuất hiện của từng thuật ngữ, từ ngữ (glossary and index) và được đặt ở
cuối sách giáo khoa.
|
4.2
|
Cấu trúc bài học trong sách giáo khoa bao gồm
các thành phần cơ bản sau: mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng
|
Phần mở đầu giới thiệu mục tiêu, yêu cầu cần
đạt, nội dung chính thông qua hoạt động nhằm lôi cuốn học sinh vào quá trình
tìm hiểu, khám phá, vận dụng kiến thức mới.
|
Phần kiến thức mới được thể hiện thông qua
kênh chữ, kênh hình nhằm cung cấp thông tin để học sinh dựa vào đó xử lí
thông tin thực hiện các hoạt động, nhiệm vụ đã nêu trong phần mở đầu.
|
Phần luyện tập, vận dụng bao gồm các câu hỏi,
bài tập yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học trước và trong bài học; việc
hệ thống hóa kiến thức bài học; không có khoảng trống để học sinh điền thông
tin hoặc yêu cầu học sinh làm bài trực tiếp vào sách giáo khoa.
|
Phần kiến thức mới, luyện tập, vận dụng có
thể được trình bày xen kẽ hoặc tách rời phù hợp với nội dung, phương pháp và
kĩ thuật tổ chức hoạt động dạy học. Sách giáo khoa được biên soạn, thiết kế
phù hợp, khoa học giữa các phần, bảo đảm yêu cầu để sử dụng lâu dài, tránh
lãng phí.
|
5
|
Ngôn ngữ sử dụng
trong sách giáo khoa và hình thức trình bày sách giáo khoa
|
5.1
|
Ngôn ngữ sử dụng trong sách giáo khoa là tiếng
Việt (đối với sách giáo khoa ngoại ngữ và sách giáo khoa tiếng dân tộc thiểu
số được sử dụng thêm các ngôn ngữ khác), bảo đảm các quy định về chính tả và
ngữ pháp, các chữ viết tắt, các ký hiệu, phiên âm theo quyết định của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo; diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, thể hiện chính xác nội
dung cần trình bày, phù hợp với lứa tuổi học sinh
|
Sách giáo khoa diễn đạt trong sáng, dễ hiểu,
thể hiện chính xác nội dung cần trình bày, phù hợp với lứa tuổi học sinh;
không sử dụng tiếng Việt cổ, ngôn ngữ địa phương, ngôn ngữ thông tục và tiếng
nước ngoài chưa được Việt hóa; trường hợp cần sử dụng thì phải có chú thích.
|
Tuân thủ các quy định hiện hành về viết
hoa, chính tả và ngữ pháp, chữ viết tắt, ký hiệu, phiên âm.
|
Tuân thủ các quy định hiện hành về đơn vị
đo lường theo Luật Đo lường Việt Nam; đối với
đơn vị đo mà học sinh được học lần đầu phải ghi đủ tên phiên âm cùng với kí
hiệu.
|
5.2
|
Hình thức trình bày sách giáo khoa cân đối,
hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, hệ thống ký hiệu, biểu tượng, kiểu chữ, cỡ
chữ
|
Các trang sách được trình bày cân đối, hài
hòa giữa kênh chữ và kênh hình, hệ thống ký hiệu, biểu tượng, kiểu chữ, cỡ chữ;
giữa tuyến cung cấp thông tin và tuyến tổ chức hoạt động học của học sinh; giữa
các phần tử in và khoảng trống; trình bày và bố cục nhất quán trong toàn bộ
cuốn sách giáo khoa.
|
5.3
|
Tranh, ảnh, bảng biểu, đồ thị, bản đồ, hình
vẽ trong sách giáo khoa rõ ràng, chính xác, cập nhật, có tính thẩm mỹ, phù hợp
với nội dung bài học, lứa tuổi học sinh và chỉ rõ nguồn trích dẫn
|
Tranh, ảnh, bảng biểu, đồ thị, bản đồ, hình
vẽ ghi rõ tên tác giả hoặc nguồn trích dẫn số liệu; bảo đảm rõ ràng, chính
xác, cập nhật, hấp dẫn, phù hợp với nội dung bài học, lứa tuổi học sinh ở từng
lớp học.
|
Tranh, ảnh, bảng biểu, đồ thị, bản đồ, hình
vẽ mang tính gợi mở, thuận lợi cho khai thác thông tin, đảm bảo tính thẩm mỹ
và không gây phản cảm; phục vụ trực tiếp hoặc minh họa cho nội dung bài học ở
vị trí gắn với nội dung cần minh họa.
|
Bản đồ trong sách giáo khoa phải thể hiện đầy
đủ chủ quyền quốc gia trên đất liền, trên biển; không sử dụng bản đồ có tính
tượng trưng, ước lệ và bản đồ, tranh vẽ không rõ nguồn gốc.
|
Trang in mặt trước và trang in mặt sau phải
chồng khít lên nhau (sai lệch cho phép không lớn hơn 1 mm). Các chi tiết in
phải rõ nét, không hằn mặt sau, sạch sẽ, đều mực, ảnh tram lên hết tầng thứ,
hạt tram đanh gọn, không bị bẩn ở những vị trí không in. In chồng mầu chính
xác; mầu mực đồng đều ở tất cả các trang trong một cuốn sách giáo khoa.
|
5.4
|
Khổ sách, khuôn khổ bát chữ, số dòng trong
bát chữ, số chữ trong một dòng, chất lượng giấy in (định lượng, độ trắng, độ
đục, độ bóng, độ xuyên thấu), chất lượng và định lượng giấy bìa, chất lượng mực
in theo tiêu chuẩn quốc gia về sách
|
Các trang sách được trình bày cân đối, hài
hòa về khuôn khổ bát chữ, số dòng trong bát chữ, số chữ trong một dòng; độ trắng,
độ bóng, độ xuyên thấu phù hợp, bảo đảm nhìn rõ các phần tử in và không nhìn
được các phần tử xuyên thấu từ mặt sau của trang giấy; định lượng giấy in, giấy
bìa, chất lượng mực in bảo đảm quy định theo tiêu chuẩn quốc gia về sách.
|