Chính thức bỏ hình thức kỷ luật giáng chức và hạ bậc lương đối với công chức từ ngày 1/7/2025 đúng không?

Chính thức bỏ hình thức kỷ luật giáng chức và hạ bậc lương đối với công chức từ ngày 1/7/2025 đúng không? Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức từ ngày ngày 1/7/2025 thuộc về ai?

Nội dung chính

Chính thức bỏ hình thức kỷ luật giáng chức và hạ bậc lương đối với công chức từ ngày 1/7/2025 đúng không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 79 Luật Cán bộ công chức 2008 (hết hiệu lực từ ngày 01/7/2025) quy định như sau:

Điều 79. Các hình thức kỷ luật đối với công chức
1. Công chức vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Giáng chức;
đ) Cách chức;
e) Buộc thôi việc.
...

Như vậy, theo Luật Cán bộ công chức 2008 thì các hình thức kỷ luật đối với công chức gồm: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc.

Căn cứ tại Điều 36 Luật Cán bộ công chức 2025 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2025) quy định như sau:

 

Điều 36. Hình thức kỷ luật đối với công chức
1. Công chức vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Cách chức, áp dụng đối với công chức lãnh đạo, quản lý;
d) Buộc thôi việc.
...

Đồng thời, căn cứ tại khoản Điều 7 Nghị định 172/2025/NĐ-CP quy định về các hình thức kỷ luật đối với công chức như sau:

Điều 7. Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức
...
2. Áp dụng đối với công chức.
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Cách chức, áp dụng đối với công chức lãnh đạo, quản lý;
d) Buộc thôi việc.

Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên thì từ ngày 1/7/2025, các hình thức kỷ luật đối với công chức gồm: khiển trách, cảnh cáo, cách chức (áp dụng đối với công chức lãnh đạo, quản lý) và buộc thôi việc.

Do đó, chính thức từ ngày 01/7/2025 bỏ hình thức kỷ luật giáng chức và hạ bậc lương đối với công chức.

Lưu ý: Luật Cán bộ công chức 2025Nghị định 172/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.

*Trên đây là thông tin về "Chính thức bỏ hình thức kỷ luật giáng chức và hạ bậc lương đối với công chức từ ngày 1/7/2025 đúng không?"

Chính thức bỏ hình thức kỷ luật giáng chức và hạ bậc lương đối với công chức từ ngày 1/7/2025 đúng không?

Chính thức bỏ hình thức kỷ luật giáng chức và hạ bậc lương đối với công chức từ ngày 1/7/2025 đúng không? (Hình từ Internet)

Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức từ ngày ngày 1/7/2025 thuộc về ai?

Căn cứ tại Điều 15 Nghị định 172/2025/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức như sau:

(1) Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc theo phân cấp, ủy quyền tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.

(2) Đối với cộng chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng hoặc theo phân cấp, ủy quyền tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định 172/2025/NĐ-CP.

(3) Đối với công chức biệt phái, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi công chức được cử biệt phái tiến hành xử lý kỷ luật, thống nhất hình thức kỷ luật với cơ quan, tổ chức cử công chức biệt phái trước khi quyết định hình thức kỷ luật.

Trường hợp kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc, căn cứ vào đề xuất của Hội đồng xử lý kỷ luật thì cơ quan, tổ chức nơi công chức được cử biệt phái đề nghị cơ quan, tổ chức cử công chức biệt phái ra quyết định buộc thôi việc. Hồ sơ, quyết định kỷ luật công chức biệt phái phải được gửi về cơ quan quản lý công chức biệt phái.

(4) Đối với công chức làm việc trong Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân thì thẩm quyển xử lý kỷ luật được thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức.

Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ theo quy định mới thế nào?

Căn cứ tại Điều 7 Luật Cán bộ công chức 2025 quy định nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ như sau:

- Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; chủ động nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu của công việc; ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số trong thực thi nhiệm vụ.

- Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.

- Chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

- Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản công được giao.

- Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải chấp hành, đồng thời báo cáo bằng văn bản với cấp trên trực tiếp của người ra quyết định và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và quy định của cấp có thẩm quyền.

saved-content
unsaved-content
1