11:19 - 26/10/2024

Trách nhiệm của cơ quan thú y khi chủ trì, phối hợp cơ quan y tế, chính quyền khi phòng, chống bệnh dại là gì?

Cơ quan thú y có trách nhiệm gì khi chủ trì, phối hợp với cơ quan y tế, chính quyền cơ sở trong phòng chống bệnh dại?

Nội dung chính

    Trách nhiệm của cơ quan thú y khi chủ trì, phối hợp cơ quan y tế, chính quyền khi phòng, chống bệnh dại là gì?

    Trách nhiệm cơ quan thú y chủ trì, phối hợp với cơ quan y tế, chính quyền cơ sở khi điều tra, ứng phó, xử lý ổ dịch Dại

    Căn cứ Tiểu mục b Mục 6 Chương II Chương trình quốc gia về Phòng, chống bệnh dại giai đoạn 2022 - 2030 (ban hành kèm theo Quyết định 2151/QĐ-TTg năm 2021) quy định về Cơ quan thú y chủ trì, phối hợp với cơ quan y tế, chính quyền cơ sở khi điều tra, ứng phó, xử lý ổ dịch Dại như sau:

    Cơ quan thú y có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện tiêu hủy ngay động vật mắc bệnh; tiến hành điều tra ổ dịch và lấy mẫu động vật để xét nghiệm bệnh Dại; thực hiện tiêm vắc xin Dại để phòng, chống dịch bệnh; hướng dẫn thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc, tiêu hủy bắt buộc động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, chết do bệnh Dại; theo dõi nuôi cách ly động vật nghi mắc Dại cắn người theo quy định; trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định công bố dịch, công bố hết dịch theo quy định; tham mưu cho Ủy ban nhân dân, các ban ngành chức năng có liên quan tổ chức triển khai phòng, chống bệnh Dại theo quy định; báo cáo dịch bệnh theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lập biên bản vi phạm hành chính và trình cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt các trường hợp vi phạm trong phòng, chống dịch bệnh Dại; thông báo cho cơ quan y tế để giám sát, phòng chống bệnh Dại.

    Trách nhiệm chủ nuôi chó, mèo khi điều tra, ứng phó, xử lý ổ dịch Dại

    Căn cứ Tiểu mục a Mục 6 Chương II Chương trình quốc gia về Phòng, chống bệnh dại giai đoạn 2022 - 2030 (ban hành kèm theo Quyết định 2151/QĐ-TTg năm 2021) quy định về trách nhiệm chủ nuôi chó, mèo khi điều tra, ứng phó, xử lý ổ dịch Dại như sau:

    Chủ nuôi chó, mèo có trách nhiệm báo cáo, cung cấp thông tin chính xác cho chính quyền địa phương, cán bộ thú y, y tế gần nhất khi phát hiện động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, chết do Dại; cách ly theo dõi động vật có dấu hiệu nghi mắc bệnh Dại, tiêu hủy động vật mắc bệnh Dại theo hướng dẫn của cơ quan thú y và chính quyền địa phương; nghiêm cấm mua bán, giết mổ, sử dụng sản phẩm động vật nghi mắc bệnh Dại; không vứt xác động vật ra môi trường; thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc, tiêu hủy bắt buộc động vật nghi mắc bệnh, mắc bệnh, chết do bệnh Dại.

    3