Việc hợp tác nghiên cứu, sản xuất và cung ứng vắc xin phòng chống bệnh Dại được thực hiện thế nào?
Nội dung chính
Việc hợp tác nghiên cứu, sản xuất và cung ứng vắc xin phòng chống bệnh Dại được thực hiện thế nào?
(1) Hợp tác nghiên cứu, sản xuất và cung ứng vắc xin phòng chống bệnh Dại
Căn cứ Mục 14 Chương II Chương trình quốc gia về Phòng, chống bệnh dại giai đoạn 2022 - 2030 (ban hành kèm theo Quyết định 2151/QĐ-TTg năm 2021) quy định về việc hợp tác nghiên cứu, sản xuất và cung ứng vắc xin phòng chống bệnh Dại như sau:
Phối hợp, hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp để tổ chức nghiên cứu, sản xuất, cung ứng vắc xin Dại trên người và động vật, bảo đảm phù hợp, hiệu quả.
(2) Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm bệnh Dại
Căn cứ Mục 3 Chương II Chương trình quốc gia về Phòng, chống bệnh dại giai đoạn 2022 - 2030 quy định về Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm bệnh dại như sau:
- Yêu cầu chung đối với điều trị dự phòng sau phơi nhiễm
Tất cả những người bị chó, mèo cắn, cào, phơi nhiễm, có nguy cơ nhiễm với bệnh Dại nhưng chưa được tiêm vắc xin Dại phải được điều trị dự phòng.
- Tổ chức điều trị dự phòng
Bộ Y tế xây dựng kế hoạch quốc gia về cung ứng, sử dụng vắc xin phòng Dại cho người bị chó, mèo cắn, người có nguy cơ cao phơi nhiễm bệnh Dại; kiện toàn, mở rộng số lượng điểm tiêm vắc xin và huyết thanh kháng Dại để phục vụ công tác điều trị dự phòng, đảm bảo khả năng dễ tiếp cận, giá thành thấp, đặc biệt ở khu vực có nguy cơ cao, mỗi huyện có ít nhất 01 điểm tiêm có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư và nguồn nhân lực cho điều trị dự phòng; đảm bảo đủ trang thiết bị, vắc xin và huyết thanh kháng Dại đã được cấp phép sử dụng; hỗ trợ điều trị dự phòng cho người nghèo tại các khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng miền núi khu vực II, III, người có công với cách mạng, người tham gia công tác phòng chống dịch và các đối tượng đặc biệt khác do chính quyền địa phương quyết định.