16:12 - 13/11/2024

Tính toán các chỉ số hiểm họa, mức độ phơi bày, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu?

Tính toán các chỉ số hiểm họa, mức độ phơi bày, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu? Nhận diện các loại tổn thất, thiệt hại do biến đổi khí hậu? Phân loại và xây dựng chỉ số tổn thất, thiệt hại do biến đổi khí hậu? 

Nội dung chính

    Tính toán các chỉ số hiểm họa, mức độ phơi bày, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu?

    Tại Tiểu mục 3 Mục IV Phụ lục I.1 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 01/2022/TT-BTNMT có quy định như sau: 

    3. Tính toán các chỉ số hiểm họa, mức độ phơi bày, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng.

    Sau khi tính chuẩn hóa và áp dụng trọng số đối với các chỉ số thành phần, các chỉ số tại các đơn vị không gian được tính toán theo công thức tổng quát sau:

    (3)

    Trong đó: Mlà chỉ số tính toán (hiểm họa (ký hiệu là Hi), mức độ phơi bày (ký hiệu là Ei), mức độ nhạy cảm (ký hiệu là Si), khả năng thích ứng (ký hiệu là ACi));

    i là chỉ số chạy của đơn vị không gian;

    j là chỉ số chạy của chỉ số thành phần;

    n là tổng chỉ số thành phần;

    m là tổng số đơn vị không gian;

    wlà trọng số của chỉ số thành phần thứ j trong toàn bộ đơn vị không gian;

    yij là giá trị chuẩn hóa của chỉ số thành phần thứ j, được tính theo công thức (1) hoặc công thức (2).

    Tính toán tính dễ bị tổn thương tại các đơn vị không gian (ký hiệu là Vi):

    Vi =

    Si + (1 - ACi)

    2

     

    (4)

    Tính toán rủi ro tại các đơn vị không gian (ký hiệu là Ri):

    Ri =

    Hi + Ei + Vi

    3

     

    (5)

    Kết quả tổng hợp đánh giá tính dễ bị tổn thương, rủi ro do biến đổi khí hậu được trình bày dưới dạng bản đồ so sánh (có hoặc không có lớp phủ) hoặc biểu đồ so sánh và kèm theo mô tả về khu vực chịu ảnh hưởng cao của biến đổi khí hậu và khả năng thích ứng thấp. Lưu ý trong trường hợp, khả năng thích ứng cao có thể đủ tiềm năng ứng phó với các hiểm họa do biến đổi khí hậu, do đó, kết quả tổng thể từ đánh giá tính dễ bị tổn thương, rủi ro sẽ là thấp, mặc dù có hiểm họa tiềm tàng cao.

    Nhận diện các loại tổn thất, thiệt hại do biến đổi khí hậu? 

    Theo Tiểu mục 1 Mục I Phụ lục I.2 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 01/2022/TT-BTNMT có quy định như sau:

    I. Xác định chỉ số tổn thất, thiệt hại về kinh tế và phi kinh tế đối với hệ thống tự nhiên và kinh tế - xã hội

    Xác định chỉ số tổn thất, thiệt hại đối với các đối tượng đánh giá là bước quan trọng đầu tiên cần thực hiện. Để xác định chỉ số tổn thất, thiệt hại cần thực hiện qua các bước sau:

    1. Nhận diện các loại tổn thất, thiệt hại do biến đổi khí hậu

    Trong bước này, dựa trên các kết quả, tài liệu về đánh giá tác động của biến đổi khí hậu trong khu vực, lĩnh vực đánh giá để xác định sơ bộ các loại tổn thất, thiệt hại cần tính toán. Các đánh giá sơ bộ cần được thực hiện bởi nhóm chuyên gia đa ngành, sử dụng các sơ đồ, ma trận trong xác định tác động của biến đổi khí hậu và các loại tổn thất, thiệt hại. Đánh giá sơ bộ cần được tổng hợp thành bảng và mô tả các loại tổn thất, thiệt hại. Bảng 5 dưới đây là ví dụ nhận diện các loại tổn thất, thiệt hại cho khu vực A.

    Bảng 5. Nhận diện các loại tổn thất, thiệt hại do tác động của biến đổi khí hậu

    TT

    Các yếu tố tác động

    Mô tả tổn thất, thiệt hại tiềm tàng

    1

    Thay đổi nhiệt độ:

    Ví dụ nắng nóng và rét cực đoan kéo dài gây hạn hán, rét hại

    - Giảm diện tích canh tác do hạn hán; cây trồng, vật nuôi bị chết do hạn hán hoặc rét đậm rét hại;

    - Giảm năng suất cây trồng, vật nuôi dẫn đến giảm sản lượng;

    - Tăng chi phí đầu vào liên quan đến giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thú y; hệ thống thủy lợi và vật tư che chắn bảo vệ cây trồng, vật nuôi;

    - Hư hại kết cấu hạ tầng công trình xây dựng và giao thông, thủy lợi do sóng nhiệt cực đoan.

    2

    Thay đổi lượng mưa:

    Ví dụ gia tăng mưa cực đoan gây ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét hoặc giảm lượng mưa cực đoan gây hạn hán

    - Giảm diện tích trồng trọt, nuôi trồng thủy sản do ngập úng hoặc hạn hán;

    - Lũ quét, sạt lở gây mất đất sản xuất, phá hủy hoàn toàn hoặc làm hư hỏng đường giao thông, cơ sở hạ tầng thủy lợi, viễn thông, trường học, trạm y tế, hệ thống cấp nước sinh hoạt;

    - Đình trệ lưu thông hàng hóa, các dịch vụ xã hội; Gia tăng giá nhu yếu phẩm và các đầu vào phục vụ sản xuất, đầu tư;

    - Gây thiệt hại về nhà cửa, tài sản, sức khỏe và tính mạng của người dân và các hộ gia đình;

    - Phá hủy hoặc làm suy giảm hệ sinh thái và đa dạng sinh học.

    3

    Nước biển dâng

    - Gây mất đất do ngập lụt, giảm diện tích đất canh tác và ao đầm nuôi trồng thủy sản do đất, nước nhiễm mặn;

    - Giảm năng suất cây trồng và thủy sản do xâm nhập mặn;

    - Mất đất, nhà cửa do sạt lở ở các vùng cửa sông, ven biển;

    - Mất rừng ngập mặn và suy giảm hệ sinh thái rừng ngập mặn.

    4

    Các hiện tượng khí hậu cực đoan:

    Ví dụ áp thấp nhiệt đới, bão, lốc xoáy , giông lốc, mưa lớn bất thường kéo dài

    - Phá hủy hoặc làm hư hỏng nhà xưởng, tài sản, máy móc và nguyên vật liệu của các nhà máy, cơ sở sản xuất;

    - Gây hư hại cơ sở hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc, công trình xây dựng, công trình cấp nước và vệ sinh môi trường;

    - Gây đắm tàu thuyền, mất vật tư và sản phẩm hải sản; đình trệ các hoạt động giao thông vận tải đường thủy và đường không;

    - Phá hủy hoặc gây thiệt hại về cây trồng, vật nuôi, nhà ở; gây chết người hoặc thương tích;

    - Đình trệ một số hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến giảm doanh thu của các doanh nghiệp, thu nhập của người lao động.

    Dựa trên kết quả nhận diện sơ bộ, tiến hành tham vấn với các chuyên gia và các bên liên quan ở khu vực, lĩnh vực đánh giá để hoàn thiện việc nhận diện đầy đủ các loại tổn thất, thiệt hại trong phạm vi đánh giá.

    Phân loại và xây dựng chỉ số tổn thất, thiệt hại do biến đổi khí hậu? 

    Căn cứ Tiểu mục 2 Mục I Phụ lục I.2 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 01/2022/TT-BTNMT có quy định như sau: 

    2. Phân loại và xây dựng chỉ số tổn thất, thiệt hại

    Bước này cần xác định và phân loại các chỉ số tổn thất, thiệt hại sẽ tiến hành đánh giá. Các chỉ số cần phản ánh được các loại tổn thất, thiệt hại do tác động của biến đổi khí hậu và phân chia theo các chỉ số tổn thất, thiệt hại về kinh tế và phi kinh tế; các chỉ số tổn thất, thiệt hại sử dụng đánh giá cho quá khứ và tương lai. Việc lựa chọn các chỉ số tổn thất, thiệt hại để đánh giá cần căn cứ vào khả năng thu thập và mức độ tin cậy của số liệu để tính toán nhằm đảm bảo độ chính xác của kết quả đánh giá. Bảng 6 là ví dụ về xác định một số chỉ số tổn thất, thiệt hại để đánh giá tại khu vực A.

    Bảng 6. Xác định một số chỉ số tổn thất, thiệt hại để đánh giá

    TT

    Chỉ số tổn thất, thiệt hại

    Đánh giá

    Tổn thất, thiệt hại về kinh tế

    Tổn thất, thiệt hại phi kinh tế

    Giai đoạn quá khứ

    Giai đoạn tương lai

    1

    Khối lượng cây trồng, vật nuôi bị thiệt hại

    x

     

    x

    x

    2

    Giảm năng suất và sản lượng của cây trồng, vật nuôi

    x

     

    x

     

    3

    Khối lượng cơ sở vật chất, tài sản, nguyên vật liệu trồng trọt và chăn nuôi bị hư hỏng

    x

     

    x

     

    4

    Tăng chi phí đầu vào phục hồi diện tích cây trồng, ao nuôi,..bị ảnh hưởng

    x

     

    x

     

    5

    Khối lượng đường giao thông, phương tiện giao thông bị phá hủy hoàn toàn hoặc một phần

    x

     

    x

     

    6

    Số lượng nhà ở bị ảnh hưởng

    x

     

    x

     

    7

    Chi phí phát sinh do nhà ở bị phá hủy, hư hỏng

    x

     

    x

     

    8

    Diện tích đất bị mất lụt

     

    x

    x

    x

    9

    Khối lượng rừng ngập mặn, hệ sinh thái và đa dạng sinh học bị mất hoặc suy giảm

     

    x

    x

    x

    10

    Số người bị ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe

     

    x

    x

     

    11

    Dân cư bị ảnh hưởng

     

     

    x

    x

    116
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ