11:04 - 11/11/2024

Thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước được quy định thế nào?

Thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước được quy định thế nào? Xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại thế nào

Nội dung chính

    Thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước được quy định thế nào?

    Điều 45 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 có quy định về thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước như sau:

    1. Tài sản công được thanh lý trong các trường hợp sau đây:

    a) Tài sản công hết hạn sử dụng theo quy định của pháp luật;

    b) Tài sản công chưa hết hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không hiệu quả;

    c) Nhà làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    2. Tài sản công được thanh lý theo các hình thức sau đây:

    a) Phá dỡ, hủy bỏ. Vật liệu, vật tư thu hồi từ phá dỡ, hủy bỏ tài sản được xử lý bán;

    b) Bán.

    3. Căn cứ quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có tài sản thanh lý có trách nhiệm tổ chức thanh lý theo các hình thức quy định tại khoản 2 Điều này. Việc thanh lý theo hình thức bán thực hiện theo quy định tại Điều 43 của Luật này.

    Quy định về tiêu hủy tài sản công tại cơ quan nhà nước

    Tiêu hủy tài sản công tại cơ quan nhà nước quy định tại Điều 46 Luật này:

    1. Tài sản công bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật có liên quan.

    2. Hình thức tiêu hủy tài sản công bao gồm:

    a) Sử dụng hóa chất;

    b) Sử dụng biện pháp cơ học;

    c) Hủy đốt, hủy chôn;

    d) Hình thức khác theo quy định của pháp luật.

    3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cơ quan nhà nước có tài sản hoặc cơ quan, đơn vị khác thuộc phạm vi quản lý có chức năng tiêu hủy thực hiện việc tiêu hủy tài sản công theo các hình thức quy định tại khoản 2 Điều này và pháp luật có liên quan.

    Xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại thế nào?

    Điều 47 cũng quy định về xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại như sau:

    1. Trường hợp tài sản công bị mất, bị hủy hoại do thiên tai, hỏa hoạn hoặc nguyên nhân khác, cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm:

    a) Báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền về việc tài sản bị mất, bị hủy hoại và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan;

    b) Thực hiện ghi giảm tài sản và xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền.

    2. Trường hợp tài sản bị mất, bị hủy hoại được doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan bồi thường thiệt hại thì việc giao tài sản được bồi thường bằng hiện vật hoặc sử dụng số tiền bồi thường để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản thay thế được thực hiện theo quy định tại các điều 28, 29, 30 và 31 của Luật này.

    Trân trọng!

    18