12:46 - 02/12/2024

Tài sản công được hiểu như thế nào? Thẩm quyền quyết định thuê tài sản phục vụ hoạt động cơ quan nhà nước theo Nghị định 114 ra sao?

Các phương thức nào được áp dụng trong việc mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước?

Nội dung chính

    Tài sản công được hiểu như thế nào?

    Theo khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý sử dụng tài sản công 2017 thì tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm:

    - Tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;

    - Tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng;

    - Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;

    - Tài sản công tại doanh nghiệp;

    - Tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước;

    - Đất đai và các loại tài nguyên khác.

    Tài sản công

    Tài sản công được hiểu như thế nào? (Hình từ internet)

    Các phương thức nào được áp dụng trong việc mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước?

    Phương thức mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước được quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 như sau:

    Mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước
    1. Việc mua sắm trụ sở làm việc và tài sản công khác được áp dụng trong trường hợp cơ quan nhà nước chưa có tài sản hoặc còn thiếu tài sản so với tiêu chuẩn, định mức nhưng Nhà nước không có tài sản để giao và không thuộc trường hợp được thuê, khoán kinh phí sử dụng tài sản công.
    2. Việc mua sắm tài sản công được thực hiện theo phương thức mua sắm tập trung hoặc mua sắm phân tán.
    3. Phương thức mua sắm tập trung được áp dụng bắt buộc đối với tài sản thuộc danh mục tài sản mua sắm tập trung theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
    Đối với tài sản không thuộc danh mục tài sản mua sắm tập trung nhưng nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu mua sắm tài sản cùng loại thì có thể thống nhất gộp thành một gói thầu để giao cho một trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị mua sắm hoặc giao cho đơn vị mua sắm tập trung thực hiện việc mua sắm.
    4. Việc lựa chọn nhà thầu cung cấp tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

    Như vậy, việc mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước được thực hiện theo phương thức mua sắm tập trung hoặc phương thức mua sắm phân tán.

    Lưu ý:

    - Đối với tài sản thuộc danh mục tài sản mua sắm tập trung theo quy định của pháp luật về đấu thầu: bắt buộc áp dụng phương thức mua sắm tập trung

    - Đối với tài sản không thuộc danh mục tài sản mua sắm tập trung nhưng nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu mua sắm tài sản cùng loại: có thể thống nhất gộp thành một gói thầu để giao cho một trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị mua sắm hoặc giao cho đơn vị mua sắm tập trung thực hiện việc mua sắm.

    Ai là người có thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước hiện nay?

    Căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Nghị định 151/2017/NĐ-CP  được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 114/2024/NĐ-CP thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định mua sắm tài sản công trong trường hợp phải lập thành dự án được thực hiện theo quy định của pháp luật khác có liên quan.

    Các trường hợp khác thì thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công được quy định như sau:

    - Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương) quy định thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương.

    - Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

    Thẩm quyền quyết định thuê tài sản phục vụ hoạt động cơ quan nhà nước theo Nghị định 114 ra sao?

    Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 151/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 114/2024/NĐ-CP thì thẩm quyền quyết định thuê tài sản phục vụ hoạt động cơ quan nhà nước như sau:

    Thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước
    1. Thẩm quyền quyết định thuê tài sản:
    a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quy định thẩm quyền quyết định thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương.
    b) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền quyết định thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
    2. Căn cứ phạm vi dự toán ngân sách được giao và nguồn kinh phí được phép sử dụng, cơ quan nhà nước tổ chức thực hiện thuê tài sản theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
    3. Việc thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước quy định tại Điều này không bao gồm thuê dịch vụ công nghệ thông tin và các dịch vụ khác phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước. Việc thuê dịch vụ công nghệ thông tin và các dịch vụ khác phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan.

    Theo đó, thẩm quyền quyết định thuê tài sản phục vụ hoạt động cơ quan nhà nước thuộc về: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

    - Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quy định thẩm quyền quyết định thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương.

    - Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền quyết định thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

    112
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ