Tải Mẫu giấy đi đường và hướng dẫn ghi theo Thông tư 200?
Nội dung chính
Mẫu giấy đi đường theo Thông tư 200 quy định thế nào?
Hiện nay, Mẫu giấy đi đường trong kế toán doanh nghiệp được quy định tại Mẫu số 04 – LĐTL ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, cụ thể như sau:
Tải Mẫu giấy đi đường trong kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 200 tại đây.
Tải Mẫu giấy đi đường và hướng dẫn ghi theo Thông tư 200? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn cách ghi Mẫu giấy đi đường theo Thông tư 200?
Sau khi có lệnh cử cán bộ, người lao động đi công tác, bộ phận hành chính làm thủ tục cấp giấy đi đường. Người đi công tác có nhu cầu ứng tiền tàu xe, công tác phí... mang giấy đi đường đến phòng kế toán làm thủ tục ứng tiền.
- Cột 1: Ghi nơi đi, nơi đến công tác.
- Cột 2: Ghi ngày đi và ngày đến.
Khi đến nơi công tác, cơ quan đến công tác phải xác nhận ngày, giờ đến và đi (đóng dấu và chữ ký xác nhận của người có trách nhiệm ở cơ quan đến công tác).
- Cột 3: Phương tiện sử dụng: Cần ghi rõ đi ô tô cơ quan, ô tô khách, tàu hoả, máy bay ...
- Cột 5: Ghi thời gian công tác.
- Cột 6: Ghi lý do lưu trú.
- Cột 7: Lấy chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu của nơi cán bộ, người lao động đến công tác.
Khi đi công tác về người đi công tác xuất trình giấy đi đường để phụ trách bộ phận xác nhận ngày về và thời gian được hưởng lưu trú. Sau đó đính kèm các chứng từ trong đợt công tác (như vé tàu xe, vé phà, hoá đơn thanh toán tiền phòng nghỉ...) vào giấy đi đường và nộp cho phòng kế toán để làm thủ tục thanh toán công tác phí, thanh toán tạm ứng. Sau đó chuyển cho kế toán trưởng duyệt chi thanh toán.
Giấy đi đường và các chứng từ liên quan được lưu ở phòng kế toán.
Lưu ý đổi tượng áp dụng mẫu này:
- Các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư 200/2014/TT-BTC để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.
Thông tin trên mang tính chất tham khảo
Lưu ý về việc lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán?
Căn cứ tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định như sau:
"Đơn vị tiền tệ trong kế toán” là Đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”; ký hiệu quốc tế là “VND”) được dùng để ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Trường hợp đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ, đáp ứng được các tiêu chuẩn sau thì được chọn một loại ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán:
- Doanh nghiệp có nghiệp vụ thu, chi chủ yếu bằng ngoại tệ căn cứ vào quy định của Luật Kế toán, để xem xét, quyết định lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán và chịu trách nhiệm về quyết định đó trước pháp luật. Khi lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
- Đơn vị tiền tệ trong kế toán là đơn vị tiền tệ:
+ Được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ của đơn vị, có ảnh hưởng lớn đến giá bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ và thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để niêm yết giá bán và được thanh toán; và
+ Được sử dụng chủ yếu trong việc mua hàng hóa, dịch vụ, có ảnh hưởng lớn đến chi phí nhân công, nguyên vật liệu và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác, thông thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để thanh toán cho các chi phí đó.
- Các yếu tố sau đây cũng được xem xét và cung cấp bằng chứng về đơn vị tiền tệ trong kế toán của đơn vị:
+ Đơn vị tiền tệ sử dụng để huy động các nguồn lực tài chính (như phát hành cổ phiếu, trái phiếu);
+ Đơn vị tiền tệ thường xuyên thu được từ các hoạt động kinh doanh và được tích trữ lại.
- Đơn vị tiền tệ trong kế toán phản ánh các giao dịch, sự kiện, điều kiện liên quan đến hoạt động của đơn vị. Sau khi xác định được đơn vị tiền tệ trong kế toán thì đơn vị không được thay đổi trừ khi có sự thay đổi trọng yếu trong các giao dịch, sự kiện và điều kiện đó.