Sự khác nhau giữa hợp đồng tín dụng và hợp đồng vay tài sản
Nội dung chính
Sự khác nhau giữa hợp đồng tín dụng và hợp đồng vay tài sản
Theo Luật các tổ chức tín dụng 2010 và Bộ luật dân sự 2015, xác định những tiêu chí khác nhau giữa hợp đồng tín dụng và hợp đồng vay tài sản như sau:
Tiêu chí | Hợp đồng tín dụng | Hợp đồng vay tài sản |
Căn cứ pháp lý | Theo Khoản 1 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010 | Theo Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 |
Khái niệm | Là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng (bên cho vay) với tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện do luật định (bên vay), theo đó tổ chức tín dụng thỏa thuận ứng trước một số tiền cho bên vay sử dụng trong một thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn trả cả gốc và lãi, dựa trên sự tín nhiệm. Đây là một văn bản rất quan trọng thể hiện đầy đủ các thông tin về khoản vay của bạn, kế hoạch trả nợ, các quy định về thay đổi lãi suất, phí phạt cũng như các quyền và trách nhiệm của cả hai bên. | là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. |
Chủ thể tham gia | Một bên tham gia hợp đồng phải là tổ chức tín dụng có đủ điều kiện luật định, với tư cách là bên cho vay. Còn chủ thể bên kia (bên vay) có thể là tổ chức, cá nhân thỏa mãn những điều kiện vay vốn do pháp luật quy định. | Các tổ chức, cá nhân có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi, một bên không nhất định phải là tổ chức tín dụng |
Đối tượng | Đối tượng của hợp đồng tín dụng bao giờ cũng là tiền (bao gồm tiền mặt và bút tệ). Về nguyên tắc, đối tượng của hợp đồng tín dụng bao giờ cũng phải là một số tiền xác định và phải được các bên thỏa thuận, ghi rõ trong văn bản hợp đồng | Có thể là một số tiền nhất định, hoặc hàng hóa, dịch vụ, tài sản khác |
Hình thức | Bắt buộc bằng văn bản | Có thể là một số tiền nhất định, hoặc hàng hóa, dịch vụ, tài sản khác |
Tính rủi ro | Hợp đồng tín dụng vốn chứa đựng nguy cơ rủi ro rất lớn cho quyền lợi của bên cho vay. Sở dĩ như vậy là vì theo cam kết trong hợp đồng tín dụng, bên cho vay chỉ có thể đòi tiền của bên vay sau một thời hạn nhất định. Nếu thời hạn cho vay càng dài thì nguy cơ rủi ro và bất trắc càng lớn. Vì thế mà các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng cũng thường xảy ra với số lượng và tỷ lệ lớn hơn so với đa số các loại hợp đồng khác | Nguy cơ rủi ro chia đều cho cả hai bên, thường ít rủi ro hơn |
Cơ chế thực hiện quyền và nghĩa vụ | Nghĩa vụ chuyển giao tiền của bên cho vay được thực hiện trước làm cơ sở, tiền đề cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của bên đi vay. Chỉ khi nào bên cho vay chứng minh họ đã chuyển giao tiền vay theo đúng hợp đồng tín dụng thì mới có quyền yêu cầu bên đi vay thực hiện nghĩa vụ đối với mình | Hai bên bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ; việc thực hiện trước hay sau do hai bên tự thỏa thuận; việc chậm thực hiện nghĩa vụ của một bên không được dùng làm cơ sở dễ chậm thực hiện; từ chối thực hiện nghĩa vụ của bên còn lại. |
Trân trọng!