Quy định về chuyển đổi và giải thể phòng công chứng từ ngày 01/7/2024
Nội dung chính
Quy định về chuyển đổi và giải thể phòng công chứng từ ngày 01/7/2025
Theo quy định tại Điều 22 Luật Công chứng 2024 việc chuyển đổi và giải thể phòng công chứng được quy định cụ thể như sau:
(1) Trường hợp địa phương đã phát triển được Văn phòng công chứng đáp ứng yêu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức và căn cứ vào quy định của pháp luật có liên quan, Sở Tư pháp lập đề án chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
(2) Trường hợp không có khả năng chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng thì Sở Tư pháp lập đề án giải thể Phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Trình tự, thủ tục giải thể Phòng công chứng thực hiện theo quy định của pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập. Phòng công chứng chỉ được giải thể sau khi thanh toán xong các khoản nợ, làm xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với người lao động, thực hiện xong các yêu cầu công chứng đã tiếp nhận.
(3) Chính phủ quy định chi tiết việc chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng; quy định lộ trình hoàn thành việc chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng, giải thể Phòng công chứng tại các địa phương.
Lưu ý: Luật Công chứng 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025
Quy định về chuyển đổi và giải thể phòng công chứng từ ngày 01/7/2024 (Hình từ Internet)
Những quy định liên quan đến phòng công chứng từ ngày 01/7/2025
Căn cứ tại Điều 20 Luật Công chứng 2024 phòng Công chứng được quy định như sau:
(1) Phòng công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.
(2) Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này, pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập và đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có từ 02 công chứng viên trở lên; tại các địa bàn cấp huyện được thành lập Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân thì Phòng công chứng có thể có 01 công chứng viên;
- Có trụ sở đáp ứng đủ các điều kiện do Chính phủ quy định.
(3) Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng Phòng công chứng, do Giám đốc Sở Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật. Trưởng Phòng công chứng phải là công chứng viên và đã hành nghề công chứng từ đủ 02 năm trở lên.
(4) Tên của Phòng công chứng bao gồm cụm từ “Phòng công chứng” kèm theo số thứ tự thành lập và tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Phòng công chứng được thành lập.
(5) Con dấu của Phòng công chứng không có hình quốc huy. Phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định thành lập. Thủ tục, hồ sơ đề nghị khắc dấu được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.
(6) Việc đăng báo thông tin về thành lập, chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Lưu ý: Luật Công chứng 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025
Việc thành lập phòng công chứng được quy định như thế nào?
Việc thành lập phòng công chứng được quy định tại Điều 21 Luật Công chứng 2024, cụ thể như sau:
(1) Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về kế hoạch và đầu tư, tài chính, nội vụ xây dựng đề án thành lập Phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thành lập Phòng công chứng. Đề án phải nêu rõ sự cần thiết thành lập Phòng công chứng, dự kiến về tổ chức, tên, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, cơ sở vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện.
Phòng công chứng chỉ được thành lập mới tại những địa bàn cấp huyện chưa phát triển được Văn phòng công chứng đáp ứng yêu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức.
(2) Công chứn viên của Phòng công chứng được hành nghề kể từ ngày có quyết định thành lập Phòng công chứng hoặc Phòng công chứng bổ sung công chứng viên.
Lưu ý: Luật Công chứng 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025
Từ ngày 01/7/2025, công chứng viên sẽ có những nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo Điều 36 Luật Công chứng 2024 công chứng viên sẽ có những nghĩa vụ sau đây:
(1) Theo dõi, bảo đảm cho công chứng viên hành nghề tại tổ chức mình trong việc thực hiện thủ tục công chứng theo quy định của pháp luật, tuân thủ Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng, Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam và thực hiện các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(2) Chấp hành quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê.
(3) Thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước và bảo đảm việc công chứng viên, nhân viên của tổ chức mình thực hiện đúng quy định về ngày, giờ làm việc của tổ chức.
(4) Niêm yết lịch làm việc, thủ tục công chứng, nội quy tiếp người yêu cầu công chứng, phí công chứng, phí, giá dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng và chi phí khác tại trụ sở của tổ chức mình; báo cáo Sở Tư pháp phê duyệt và niêm yết danh sách cộng tác viên dịch thuật của tổ chức mình.
(5) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình theo quy định tại Điều 39 của Luật này; bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 40 của Luật này.
(6) Tiếp nhận, quản lý và tạo điều kiện thuận lợi cho người tập sự hành nghề công chứng trong quá trình tập sự tại tổ chức mình.
(7) Tạo điều kiện cho công chứng viên của tổ chức mình trong việc hành nghề công chứng, tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm.
(8) Thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra, cung cấp thông tin về giao dịch đã công chứng; giấy tờ, tài liệu đã chứng thực.
(9) Lập sổ yêu cầu công chứng, sổ công chứng, các loại sổ khác và lưu trữ hồ sơ công chứng theo quy định của pháp luật.
(10) Cung cấp thông tin để đưa vào cơ sở dữ liệu công chứng theo quy định tại Điều 66 của Luật này.
(11) Giữ bí mật về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
(12) Sử dụng con dấu tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng và thực hiện quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.
(13) Tiếp nhận hồ sơ công chứng do Sở Tư pháp chỉ định theo quy định tại Điều 68 của Luật này.
(14) Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Lưu ý: Luật Công chứng 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025