Nộp đơn ly hôn ra Tòa thì có được xem là đã ly hôn không? Đang trong quá tình xử lý đơn ly hôn thì có được có quan hệ tình cảm với người khác không?
Nội dung chính
Nộp đơn ly hôn ra Tòa thì có được xem là đã ly hôn không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định như sau:
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Quan hệ vợ chồng chỉ chấm dứt khi có bản án hoặc quyết định của Tòa đã hiệu lực. Theo đó, việc nộp đơn ly hôn ra Tòa thì không được xem là đã ly hôn.
Nộp đơn ly hôn ra Tòa thì có được xem là đã ly hôn không? Đang trong quá tình xử lý đơn ly hôn thì có được có quan hệ tình cảm với người khác không?
Đang trong quá tình xử lý đơn ly hôn thì có được có quan hệ tình cảm với người khác không?
Như đã phân tích ở trên, căn cứ vào khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì chấm dứt quan hệ hôn nhân chỉ khi có bản án và quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Theo đó căn cứ theo Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cũng có quy định về bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình như sau:
Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
h) Bạo lực gia đình;
i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
3. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.
4. Danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư và các quyền riêng tư khác của các bên được tôn trọng, bảo vệ trong quá trình giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình.
Như vậy, việc có quan hệ tình cảm với người khác khi chưa ly hôn là hành vi bị nghiêm cấm.
Chưa ly hôn mà có quan hệ tình cảm với người khác thì có bị phạt tiền không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.
Theo đó, trường hợp chưa ly hôn mà ngoại tình với người khác có thể bị phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Ai có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn?
Căn cứ theo Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định như sau:
Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Theo như quy định trên thì những người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn bao gồm:
- Vợ, chồng hoặc cả hai người
- Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.