10:21 - 09/11/2024

Nguyên tắc cung cấp thông tin, khai thác, sử dụng và quản lý Cơ sở dữ liệu công chứng điện tử tại thành phố Hồ Chí Minh

Nguyên tắc cung cấp thông tin, khai thác, sử dụng và quản lý Cơ sở dữ liệu công chứng điện tử tại thành phố Hồ Chí Minh được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi sinh sống và làm việc tại TPHCM, vì nhu cầu tìm hiểu Ban biên tập cho tôi hỏi: Nguyên tắc cung cấp thông tin, khai thác, sử dụng và quản lý Cơ sở dữ liệu công chứng điện tử tại thành phố Hồ Chí Minh được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này?

Nội dung chính

    Nguyên tắc cung cấp thông tin, khai thác, sử dụng và quản lý Cơ sở dữ liệu công chứng điện tử tại thành phố Hồ Chí Minh

    Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Quyết định 1198/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế cung cấp thông tin, khai thác, sử dụng, quản lý cơ sở dữ liệu công chứng điện tử tại Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên tắc cung cấp thông tin, khai thác, sử dụng và quản lý Cơ sở dữ liệu công chứng điện tử tại thành phố Hồ Chí Minh được quy định như sau:

    1. Việc cung cấp thông tin, khai thác, sử dụng và quản lý Cơ sở dữ liệu công chứng điện tử được thực hiện theo quy định pháp luật, Quy chế này, hướng dẫn của Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm Thông tin và tư vấn công chứng Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Trung tâm Thông tin và tư vấn công chứng).

    2. Các tổ chức hành nghề công chứng phải chia sẻ thông tin về nguồn gốc tài sản, tình trạng giao dịch của tài sản và các thông tin khác về biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với tài sản có liên quan đến hợp đồng, giao dịch do Công chứng viên của tổ chức mình thực hiện công chứng để đưa vào Cơ sở dữ liệu công chứng điện tử theo quy định pháp luật.

    3. Cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin, khai thác, sử dụng, quản lý Cơ sở dữ liệu công chứng điện tử phải thực hiện nghiêm túc và đầy đủ trách nhiệm khi cung cấp thông tin, khai thác, sử dụng, quản lý Cơ sở dữ liệu công chứng điện tử, sử dụng Cơ sở dữ liệu công chứng điện tử đúng mục đích, không sử dụng Cơ sở dữ liệu công chứng điện tử vào những mục đích trái pháp luật, mục đích khác không phục vụ cho hoạt động công chứng của tổ chức mình hay hoạt động quản lý nhà nước về công chứng.

    4. Công chứng viên xem xét, quyết định việc công chứng hợp đồng, giao dịch theo quy định, chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng theo quy định pháp luật.

    5. Cá nhân, tổ chức yêu cầu ngăn chặn, giải tỏa ngăn chặn, thông tin tham khảo chịu trách nhiệm về tính chính xác, đúng đắn, hợp pháp và kịp thời đối với các yêu cầu của mình cũng như về các hệ quả xảy ra do yêu cầu của mình.

    6. Thông tin có trong Cơ sở dữ liệu công chứng điện tử, kể cả các thông tin về tạo lập, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, chấm dứt, đơn phương chấm dứt hợp đồng, giao dịch, sửa lỗi kỹ thuật đối với hợp đồng, giao dịch, phải trung thực, chính xác với văn bản ngăn chặn, giải tỏa ngăn chặn, hồ sơ công chứng gốc.

    7. Việc cung cấp thông tin cho Cơ sở dữ liệu công chứng điện tử phải chính xác, đầy đủ, đảm bảo thời hạn quy định.

    8. Cá nhân, tổ chức được cấp tài khoản khai thác, sử dụng, quản lý Cơ sở dữ liệu công chứng điện tử có trách nhiệm quản lý, bảo mật tài khoản được cấp và chịu trách nhiệm về mọi tác động của tài khoản được cấp đối với Cơ sở dữ liệu công chứng điện tử.

    9. Cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin, khai thác, sử dụng và quản lý Cơ sở dữ liệu công chứng điện tử vi phạm Quy chế này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, sẽ bị nhắc nhở, cảnh cáo, khóa tài khoản theo Quy chế này, xử phạt vi phạm hành chính hoặc hình thức xử lý khác theo quy định pháp luật.

    10. Doanh nghiệp tham gia xây dựng Phần mềm Quản lý hồ sơ công chứng và Chương trình thông tin ngăn chặn vi phạm Quy chế này sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật và hợp đồng hợp tác.

    Trên đây là nội dung tư vấn về Nguyên tắc cung cấp thông tin, khai thác, sử dụng và quản lý Cơ sở dữ liệu công chứng điện tử tại thành phố Hồ Chí Minh.Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 1198/QĐ-UBND năm 2018.

     

    8