10:02 - 11/11/2024

Nguồn tin về tội phạm gồm những nguồn nào?

Tôi thắc mắc không biết trong các vụ án hình sự, nguồn tin về tội phạm được xác định từ những nguồn nào? Tôi có thể tham khảo thêm tại đâu?

Nội dung chính

    Nguồn tin về tội phạm gồm những nguồn nào?

    Nguồn tin về tội phạm được quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 4 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2008). Theo đó: 

    Nguồn tin về tội phạm gồm tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của cơ quan, tổ chức, cá nhân, lời khai của người phạm tội tự thú và thông tin về tội phạm do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện.

    Căn cứ quy định trên ta thấy phạm vi nguồn tin về tội phạm được xác định khá rộng, hầu như đầy đủ từ mọi chủ thể nhằm tăng khả năng phát hiện, khai báo và xử lý tội phạm tới mức tối đa tránh trường hợp bỏ lọt tội phạm, người phạm tội không bị xử lý kịp thời. Trên thực tế, các cơ quan tư pháp như Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan điều tra bên cạnh việc thực hiện chức năng chuyên môn của mình còn luôn trong tư thế sẵn sàng tiếp nhận và xử lý đối với các nguồn tin về tội phạm. 

    Trong đó, tố giác và tin báo về tội phạm được pháp luật quy định là những cơ sở để xác định có dấu hiệu tội phạm hay không. Điều đó cũng khẳng định rằng, cơ quan có thẩm quyền muốn khởi tố vụ án hình sự, phát động những quan hệ tố tụng hình sự phải bắt đầu từ những tin tức về tội phạm được chính thức thông báo chứ không phải là những lời đồn đại không có căn cứ. Người báo tin về tội phạm không nhất thiết phải là người bị hại hoặc có quan hệ trực tiếp đến tội phạm đã xảy ra. Theo đó, không chỉ các cơ quan Tòa án, Kiểm sát, Cơ quan điều tra, mà theo quy định pháp luật hiện hành, các cơ quan, tổ chức khác, bất kể là cơ quan, tổ chức nào khi công dân tố giác về tội phạm đều có trách nhiệm tiếp nhận.

    Việc quy định nguồn tin tội phạm với phạm vi chủ thể thực hiện cung cấp nguồn tin rộng như trên cũng đồng nghĩa với việc xác định mọi tổ chức, cá nhân đều có nghĩa vụ phản ánh đến cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện hành vi có dấu hiệu phạm tội chứ không riêng một cơ quan chức năng nào. Những người thực hiện việc cung cấp thông tin về tội phạm sẽ được bảo vệ an toàn bởi cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật, điều này nhằm mục đích khuyến khích ý thức tự giác, trách nhiệm của mọi công dân đối với công tác phòng chống tội phạm.

    18