Thứ 6, Ngày 15/11/2024
11:27 - 15/11/2024

Mẫu báo cáo tổng kết ngày 20 11 năm 2024 mới nhất? Tải mẫu báo cáo tổng kết ngày 20 11 năm 2024 ở đâu?

Báo cáo tổng kết thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 được lập ra nhằm báo cáo những thành tựu đạt được, những gì chưa đạt được, rồi đề ra phương hướng, biện pháp thực hiện.

Nội dung chính

    Mẫu báo cáo tổng kết ngày 20 11 năm 2024 mới nhất? Tải mẫu báo cáo tổng kết ngày 20 11 năm 2024 ở đâu?

    Một mẫu báo cáo tổng kết Ngày Nhà giáo Việt Nam ngày 20 11 cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau:

    (1) Tiêu đề và thông tin đơn vị báo cáo

    - Tiêu đề: "Báo cáo tổng kết Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm [năm]".

    - Đơn vị thực hiện báo cáo: Tên trường học, Phòng Giáo dục, Hội Phụ huynh, hoặc cơ quan liên quan.

    - Kính gửi: Cấp trên hoặc đơn vị nhận báo cáo (ví dụ: Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND huyện/tỉnh).

    (2) Mục đích và ý nghĩa

    - Nêu rõ mục đích tổ chức: Tôn vinh thầy cô giáo, phát huy truyền thống "Tôn sư trọng đạo", tri ân các nhà giáo.

    - Ý nghĩa: Thể hiện vai trò quan trọng của giáo viên trong sự nghiệp giáo dục, khuyến khích tinh thần dạy tốt - học tốt.

    (3) Thời gian và địa điểm tổ chức

    - Ghi rõ thời gian tổ chức: Ngày, giờ cụ thể.

    - Địa điểm diễn ra các hoạt động: Hội trường, sân trường, các khu vực liên quan.

    (4) Các hoạt động đã thực hiện

    - Chi tiết các hoạt động, ví dụ:

    - Phong trào thi đua dạy tốt - học tốt: Số lượng tiết dạy, kết quả đạt được, các sáng kiến kinh nghiệm.

    - Lễ mít-tinh kỷ niệm: Nội dung chương trình, thành phần tham dự, các tiết mục biểu diễn.

    - Hoạt động văn hóa, thể thao: Số lượng hoạt động, nội dung và kết quả.

    - Công tác tri ân: Quà tặng, thăm hỏi giáo viên nghỉ hưu, hỗ trợ giáo viên khó khăn.

    - Học bổng, hỗ trợ học sinh: Số suất học bổng, giá trị và đối tượng nhận.

    (5) Kết quả đạt được

    - Số liệu cụ thể:

    - Số lượng người tham gia.

    - Số giải thưởng, danh hiệu giáo viên/học sinh đạt được.

    - Tinh thần, ý nghĩa đạt được từ các hoạt động.

    - Tài chính: Tổng thu, tổng chi và các khoản còn lại (nếu có).

    (6) Hạn chế và bài học kinh nghiệm

    - Hạn chế: Những khó khăn gặp phải trong quá trình tổ chức (kinh phí, nhân lực, thời gian, điều kiện khách quan...).

    - Bài học kinh nghiệm: Đề xuất giải pháp cải thiện cho các hoạt động tương lai.

    (7) Đề xuất và kiến nghị 

    - Những hỗ trợ mong muốn từ cấp trên (kinh phí, nhân lực, cơ sở vật chất).

    - Kiến nghị cho các hoạt động kỷ niệm trong những năm tiếp theo.

    (8) Kết luận

    - Tổng kết các kết quả nổi bật của chương trình.

    - Cam kết tiếp tục phát huy tinh thần và thành tích đạt được trong các hoạt động tương lai.

    (9) Thông tin người lập báo cáo

    - Họ và tên, chức vụ của người lập báo cáo.

    - Ký tên, đóng dấu (nếu cần).

    * Sau đây là một số mẫu báo cáo tổng kết 20 11 mà người đọc có thể tham khảo:

    - Mẫu báo cáo tổng kết ngày 20 11 dành cho trường học: TẢI VỀ

    - Mẫu báo cáo tổng kết ngày 20 11 dành cho Phòng GD&ĐT: TẢI VỀ

    - Mẫu báo cáo tổng kết ngày 20 11 dành cho Hội phụ huynh học sinh: TẢI VỀ

    Lưu ý: Mẫu báo cáo sau chỉ mang tính chất tham khảo, người đọc cần tùy chỉnh nội dung để cho phù hợp với thực tế.

    Mẫu báo cáo tổng kết ngày 20 11 năm 2024 mới nhất?

    Mẫu báo cáo tổng kết ngày  20 11 năm 2024 mới nhất? Tải mẫu báo cáo tổng kết ngày 20 11 năm 2024 ở đâu? (Hình từ Internet)

    Ngày 20 11 được chính thức công nhận vào năm nào?

    Tại Quyết định số 167-HĐBT có quy đình như sau:

    Điều 1.- Từ nay hàng năm sẽ lấy ngày 20 tháng 11 là ngày Nhà giáo Việt Nam.

    Điều 2.- Để ngày 20 tháng 11 có ý nghĩa thiết thực, hàng năm, từ tháng 10 các cấp chính quyền và đoàn thể cần họp để xem xét tình hình công tác và hoạt động của đội ngũ giáo viên ở địa phương mình; kiểm điểm những việc đã làm và đề ra những việc cần tiếp tục làm nhằm động viên đội ngũ giáo viên phát huy truyền thống tốt đẹp của giáo giới Việt Nam , rèn luyện phẩm chất và năng lực, làm gương sáng cho học sinh noi theo. Về phía giáo viên, cần có những hình thức sinh hoạt phong phú nhằm nâng cao nhận thức về vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên trong xã hội nước ta ngày nay, từ đó mà ra sức phấn đấu làm tốt hơn nhiệm vụ cao cả của mình.

    Theo đó, Quyết định số 167-HĐBT có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 10 năm 1982.

    Như vậy, Ngày 20 11 - Ngày nhà giáo Việt Nam được Nhà nước chính thức công nhận vào năm 1982.

    Việc tổ chức ngày 20 11 là nhằm động viên đội ngũ giáo viên phát huy truyền thống tốt đẹp của giáo giới Việt Nam , rèn luyện phẩm chất và năng lực, làm gương sáng cho học sinh noi theo.

    Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương trong ngày 20 11 không?

    Căn cứ vào Điều 13 Luật Viên chức 2010 có quy định về quyền nghỉ ngơi của viên chức như sau:

    Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
    1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
    2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
    3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.
    4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

    Theo đó, giáo viên (viên chức sẽ) có quyền được nghỉ hằng năm, nghỉ lễ theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.

    Dẫn chiếu Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày nghỉ lễ, tết của người lao động như sau:

    Nghỉ lễ, tết
    1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
    a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
    b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
    c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
    d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
    đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
    e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
    2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
    3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

    Từ những quy định vừa nêu trên thì ngày 20 11 - ngày Nhà giáo Việt Nam không thuộc các ngày nghỉ lễ của người lao động.

    Do đó, người lao động sẽ không được nghỉ ngày 20 11 - Nhà giáo Việt Nam, trừ trường hợp ngày này rơi vào ngày nghỉ hàng tuần của người lao động.

    Tuy nhiên đối với người lao động là giáo viên thì tại Quyết định số 167-HĐBT có quy định như sau:

    3. Trong ngày 20 tháng 11, các trường học có thể sắp xếp lại việc học tập, giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và địa phương.
    Từng trường học cần có những hình thức sinh hoạt phong phú, gọn nhẹ như giới thiệu truyền thống nhà giáo; kể lại những kỷ niệm sâu sắc nhất trong nghề dạy học; trích đọc thư của học sinh gửi về trường; mời học sinh có nhiều thành tích trong sản xuất, học tập, công tác và chiến đấu về trường nói chuyện; hội thảo về vinh dự, trách nhiệm của cô giáo, thầy giáo; giáo dục lòng yêu nghề, yêu trẻ cho học sinh trường sư phạm; tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao ...
    Các trường học cần sơ kết thi đua và phát động đợt thi đua mới nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra trong học kỳ I.

    Theo đó, các trường học nơi giáo viên đang công tác có thể sắp xếp lại việc học tập, giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và địa phương vào ngày 20 11.